Phòng trừ sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống hồ tiêu (Trang 38)

- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. - Không tưới quá ẩm, ngừng tưới thúc khi cây bị bệnh.

- Điều chỉnh ánh sáng kịp thời.

- Kiểm tra nhổ bỏ đem ra khỏi vườn ươm và đốt các cây bị bệnh nặng. Hủy bỏ bầu đất có cây bị bệnh.

với nồng độ 0,1%, 2 - 3 lần, 10 - 15 ngày/ lần.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi:

Câu hỏi 1: liều lượng, cách bón và thời gian bón phân thúc cho vườn ươm giống tiêu?

Câu hỏi 2: Vì sao phải huấn luyện ánh sáng đối với cây tiêu giống?

2. Các bài tập thực hành:

Bài tập thực hành số 6.2.1: Thực hiện bón phân thúc và tưới nước cho vườn ươm tiêu.

- Nguồn lực cần thiết:

+ Các dụng cụ bón phân: xô nhựa, bao nhỏ,...

+ Phân hóa học: urê, lân nung chảy, KCl. Mỗi loại 5 kg. + Nước tưới: nước sạch tại vườn ươm tiêu.

+ Luống tiêu bầu (luống đất) : 2 – 5 luống. + Bình (doa tưới)

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc bón phân thúc và tưới nước cho vườn ươm tiêu.

+ Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.

+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu.

+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm: bón phân thúc và tưới nước cho 1- 2 luống ươm tiêu.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc bón phân thúc và tưới nước cho vườn ươm tiêu.

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ

- Địa điểm: Vườn ươm hom tiêu giống, nhà dân làm vườn ươm tiêu nhỏ, vườn thực tập ở các trường học chuyên nghiệp,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Bón đều và đủ lượng phân thúc cho luống tiêu. + Tưới lại nước sau tưới phân.

Bài tập thực hành số 6.2.2: Thực hiện nhổ cỏ, phá váng và đảo bầu vườn ươm tiêu.

- Nguồn lực cần thiết:

+ Các dụng cụ nhổ cỏ: cuốc, cào, bay nhỏ, rổ nhựa,... + Que gỗ nhỏ: 20 cái.

+ Vườn ươm tiêu.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc nhổ cỏ, phá váng và đảo bầu vườn ươm tiêu.

+ Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát.

+ Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu.

+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm: nhổ cỏ, phá váng và đảo bầu 3 – 5 luống vườn ươm tiêu.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc nhổ cỏ, phá váng và đảo bầu vườn ươm tiêu.

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động.

- Địa điểm: Vườn ươm hom tiêu giống, nhà dân làm vườn ươm tiêu nhỏ, vườn thực tập ở các trường học chuyên nghiệp,...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Làm sạch cỏ vườn ươm tiêu. + Phá váng bầu tiêu không sót.

+ Xếp cây lớn riêng, nhỏ riêng, loại bầu hom chết.

C. Ghi nhớ:

- Nhổ cỏ, phá váng tránh làm gãy mầm tiêu.

- Không tưới nước quá liều lượng dẫn đến úng tiêu. - Tưới phân phải tưới lại nước sạch.

- Dở giàn che dần dần để huấn luyện cây tiêu giống. - Kiểm tra thường xuyên để phòng bệnh kịp thời.

Bài 03: CHỌN CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN Mã bài: MĐ 06-03

Mục tiêu:

- Xác định được tiêu chuẩn cây con xuất vườn của các dạng cây giống (cây thân, cây lươn).

- Mô tả được những công việc sau khi chọn cây xuất vườn: dọn vệ sinh, gom gọn cây chưa đủ tiêu chuẩn để tiếp tục chăm sóc.

- Chọn được cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống hồ tiêu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w