Điểm khác nhau:

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN (Trang 39)

+ Tố Hữu ca ngợi sức mạnh của dân tộc ta thông qua sức mạnh của các lực lượng tham gia kháng chiến nơi chiến khu Việt Bắc. + Nguyễn Đình Thi ca ngợi sức mạnh của dân tộc một cách khái quát qua những hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.

+ Đoạn thơ của Tố Hữu được viết bằng thể thơ lục bát với nhịp thơ sôi nổi, dồn dập.

+ Đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi được viết bằng thể thơ tự do rất linh hoạt; khổ một là thể thơ bảy chữ, khổ hai là khổ thơ sáu chữ tạo nên âm điệu vừa trầm lắng, suy tư vừa vang vọng, hào hùng.

3 - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu - Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Câu 19:

Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng,

chủ đề của tác phẩm. Với những hiểu biết về hai tác phẩm “Chữ người tử

tù” của Nguyễn Tuân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/ chị hãy làm

sáng tỏ.

HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM

Ý Nội dung Điểm

1 - Khái quát về hai nhà văn, hai tác phẩm

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

2 Bàn luận:

-Ánh sáng và bóng tối: vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau - Ánh sáng và bóng tối trong 2 tác phẩm được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt “ nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm” Chứng minh qua 2 tác phẩm:

- Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống đặc biệt. Hai nhân vật này xuất hiện trong tác phẩm như hai khách thể đối cực, như ánh sáng và bóng tối, thậm chí là đối thủ trong một hoàn cảnh đặc biệt.

- Không gian nghệ thuật của “Chữ người tử tù” chủ yếu được xây dựng dựa trên không gian của bóng tối: nhà tù - một "trại giam tối om", khung cảnh nền ấy ngập tràn bóng tối, "quạnh quẽ" và "tối mịt", tất cả đều nhuốm vẻ u ám. Ánh sáng chỉ là một ngọn đèn leo lét, chỉ là một vài vì tinh tú nhấp nháy xa xa, trong đó có một "ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ". Nội dung tư tưởng, chủ đề: tác giả muốn gởi gắm niềm tin về thiên lương con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, dù le lói

nhưng không bao giờ tắt, và nếu có cơ hội nó lại bùng lên mạnh mẽ như niềm tin của con người vào cái tốt cái đẹp, vào ánh sáng. (nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam: Ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp cơ bản: tương phản trong không gian, thời gian; tương phản trong cuộc sống và tinh thần con người ( nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

- Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm có điểm giống nhau: Cả hai tác giả đều sử như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Cùng bộc lộ giá trị tư tưởng.

- Khác nhau:

+ Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân: ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Bóng tối đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống. Ánh sáng đại diện cho cái đẹp, cái cao cả, cái thiêng liêng. Ánh sáng trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách.

+ Trong “Hai đứa trẻ” - bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; ánh sáng biểu tượng cho ước mơ, khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của người lao động nghèo nhưng ngày càng mong manh.

- Khẳng định lại vấn đề

- Hai nhà văn đã đóng góp nhiều mới mẻ cho văn học. Qua nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong hai sáng tác ta hiểu rõ hơn về tính độc đáo và tính sáng tạo của văn chương. - Tiếp cận tác phẩm văn chương, ta không chỉ tiếp cận vỏ ngôn từ mà cần nhìn ra

Câu 20:

Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con

trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt, anh (chị) hãy

bàn về tình yêu đất nước của thế hệ trẻ trong thời đại mới.

HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM1. Về kĩ năng 1. Về kĩ năng

Học sinh biết làm bài văn phân tích hình tượng nhân vật trong một tác phẩm tự sự, biết tích hợp kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Bố cục chặt chẽ, mạch lạc; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; trình bày sạch sẽ, cẩn thận; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Về kiến thức

Học sinh cần có kiến thức về nhà văn Nguyễn Thi và truyện

ngắn Những đứa con trong gia đình, biết tích hợp những hiểu biết về xã hội để làm bài.

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo những ý chính sau:

Ý Nội dung Điểm 1

Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: nhân vật Việt; lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

2 Phân tích nhân vật Việt:

- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát đau thương, có mối thù sâu nặng với Mĩ – Nguỵ - Là một chàng trai mới lớn; tính tình trẻ con, hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN (Trang 39)