Về đoạn thơ trong Đất Nước

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN (Trang 30)

Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm , thí sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.

- Về nội dung: Các cách định nghĩa nghệ thuật về Đất Nước.

+ Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân thuộc, rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”.Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản dị, cách giải thích tỉ mỉ của nhà thơ khiến ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Đất nước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ, nhất là nỗi nhớ thầm của người con gái trong tình yêu.

+ Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi, mênh mông như huyền ảo. Nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài nguyên phong phú.

- Về nghệ thuật

dân gian, với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước …”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng.

+ Giọng thơ trữ tình- chính luận… 2. Về đoạn thơ trong bài Sóng

Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh, thí sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.

- Về nội dung

+ Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ của con sóng. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian “ dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời gian “ ngày đêm không ngủ được”. Dù ở bất kì đâu, sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là bờ.

+ Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn cả vào trong cõi vô thức.

- Về nghệ thuật

+ Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm; thức - ngủ…đã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu.

+ Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khỏi sóng để diễn tả chân thực nỗi nhớ lạ lùng, biểu hiện của lòng chung thuỷ của người con gái trong tình yêu.

* Về sự tương đồng và khác biệt

- Tương đồng: Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm, trong đó có hai đoạn thơ đề hướng đến vẻ đẹp tình yêu

đôi lứa. Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc. Mỗi đoạn thơ đều gồm 6 câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

- Khác biệt: Ở Đất Nước, sử dụng thể thơ tự do, đậm đặc chất văn hoá dân gian, Đất Nước được cảm nhận bằng tình yêu lứa đôi, nghiêng về phía không gian riêng tư, khiến cho việc lí giải Đất Nước trở nên gần gũi, thân thuộc, mới mẻ. Ở Sóng, với thể thơ ngũ ngôn truyền thống, nhà thơ diễn tả trực tiếp tình cảm lứa đôi, thông qua nỗi nhớ của người con gái vừa nồng nàn, vừa mãnh liệt .

- Lí giải:

+ Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì thế mà khi viết về tình yêu, cả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh đều diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng đang trào dâng trong trái tim người con gái đang yêu.

+ Điểm khác nhau: Nguyễn Khoa Điềm viết về Đất Nước ở tuổi 28- tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tình yêu nước thiết tha. Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng khi mới 25 tuổi – cái tuổi đầy căng sự sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện với sóng, chị như thấy rõ tình yêu và nỗi nhớ đang trào dâng trong trái tim mình. Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong cách thơ của hai tác giả. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ.

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.

Câu 17:

Cảm nhận của em về Màn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí màn kết của vở

kịch, dẫn đề...

- Tác giả Lưu Quang Vũ: một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. - Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981.

2 - Giới thiệu tình huống kịch: Trương Ba là người nhân hậu,

thanh cao, khoáng hoạt phải trú nhờ trong xác hàng thịt dung tục, thô lỗ → rơi vào bi kịch → quyết định trả xác để được “ là tôi toàn vẹn”

- Mô tả lại đoạn kết:

+ Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ. Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành

của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”.

+ Cu Tị sống lại và đang cùng ngồi với cái Gái trong khu vườn. Cái Gái “Lấy hạt na vùi xuống đất…”cho nó mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo thế. Những cây sẽ nối nhau mà khôn lớn.Mãi mãi…”

- Ý nghĩa:

+ Những lời nói của Trương Ba, phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người. Điều đó tô đậm thêm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn của tác phẩm.

+ Hình ảnh cái Gái ăn quả Na rồi vùi hạt xuống đất:

* Biểu tượng cho sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ( “ Ông nội tớ bảo vậy”) là tâm hồn, là nhân cách Trương Ba. * Biểu tượng cho sự sống bất diệt của những giá trị tinh thần mang tính nhân văn cao đẹp (“mãi mãi”).

* Khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp.

+ Ý nghĩa của sự sống nhiều khi không phải ở sự tồn tại sinh học mà chính là sự hiện diện của người đã khuất trong tâm tưởng, nỗi nhớ, tình yêu của những người còn sống. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ trường tồn dài lâu, bất tử so với sự tồn tại của thể xác

+ Có thể nói, đây là một đoạn kết giàu chất thơ với ngôn từ tha thiết, thấm đẫm tình cảm và có dư ba bởi những hình ảnh tượng trưng về sự sống nảy nở ( “ vườn cây rung rinh ánh sáng, hai đứa trẻ cùng ăn quả na rồi gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới). Đó là khúc ca trữ tình ca ngợi

sự sống, ca ngợi những giá trị nhân văn mà con người luôn phải vươn tới và gìn giữ.

=> Tác giả gửi gắm thông điệp về cuộc sống: sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên,hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

3 - Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 18:

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008,

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi,

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.126)

HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là so sánh để tìm ra nét tương đồng và dị biệt độc đáo của hai đoạn thơ.

- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; - Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về 2 tác giả Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Việt Bắc và bài thơ Đất nước, thí sinh có thể phân tích và so sánh để

phát hiện nét tương đồng và dị biệt giữa 2 đoạn thơ như đề ra. Sau đây là một số gợi ý:

Ý Nội dung Điểm

1 Giới thiệu về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của hai tác phẩm

2 * Cảm nhận được cái hay cái đẹp của mỗi đoạn trích 1. Đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, thí sinh cần phát hiện, phân tích để làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w