Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-..Giải pháp con đường quá độ lên chu nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 27)

III. Giải pháp cho con đường quá độ lên CNX Hở Việt Nam.

2.Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường

2. ỉ. Phát triên nền kỉnh tế nhiều thành phần.

Đe phát triển được kinh tế thị trường thì việc đầu tiên là phải phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Khi đó, mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định và bảo vệ.

Tiếp tục đối mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đối mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cố phần. Thực hiện chú trương cổ phần hoá doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động, thúc

đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.ưu tiên cho người lao động được mua cổ phần và từng bước mở rộng bán cố phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Phát triên kinh tê tập thê với các hình thức hợp tác đa dạng, chuyên đôi hợp tác xã cũ theo Luật hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển họp tác xã kinh doanh tông hợp đa ngành hoặc chuyên ngành đê kinh doanh phù hợp quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá .

Kinh tế cả thế và tiếu chủ ở nông thôn và thành thị cần được Nhà nước tạo điều kiện đế phát triển

Kinh tế tư bản tư nhân phải được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, cần được khuyến khích hợp tác liên doanh với nhau và liên doanh với doanh nghiệp Nhà nước đế chuyển thành doanh

nghiệp cố phần hay bán cố phần cho người lao động.

Kinh tế tư bản Nhà nước cần được phát triển dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước phát triến đa dạng.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là một bộ phận của kinh tế Việt Nam Khu vực kinh tế này ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, điều đó rất phù hợp với mong muốn của Đảng và Nhà nước nhưng bên cạnh việc khuyến khích phát triển thì chúng ta cũng cần phải chú ý đến quyền công dân của lao động trong các doanh nghiệp này đồng thời phải cảnh giác nhừng âm mưu chính trị được nguy trang trong việc đầu tư kinh tế ở Việt Nam.

2.2. Phát triền đồng bộ các loại thị trường.

Từ khi đối mới chuyến sang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghTa đã thu được những kết quả nhưng các mặt trái của thị trường phát sinh cũng không nhỏ. Những mặt được thấy rõ các nguồn lực được giải phóng và phát triến theo yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, tiếp tục đối mới và phát triển đồng bộ các loại thị trường ó' nước ta hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Đe có một hệ thống thị trường phát triến đồng bộ thì cần có sự phát triền và đồng bộ của cơ bản các thị trường cơ bản trong hệ thống thị trường.

Thứ nhất là thị trường hàng hoá và dịch vụ.Đe đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra đối với thị trường hàng hoá dịch vụ cần phát triến đa dạng, chuyến dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hướng vào các sản phâm hàng hoá có hàm lượng công nghệ, chất xám cao, có nhiều sản phẩm tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường hàng hoá và dịch vụ trong nước trong những năm qua vẫn chưa được phát triển do đó phải tập trung thực hiện các giải pháp đế kích cầu trong nước, tăng thu nhập, tăng sức mua, tạo lập cơ chế chính sách, pháp luật ốn định làm nền tảng cho thị trường phát triển. Phải phát triến kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho việc lưu thông hàng hoá được thông suốt từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Cùng với sự phát triến thị trường trong nước cần tranh thủ mọi thời cơ khai thông, giải toả các ách tắc trong giao dịch, mở rộng thị trường quốc tế.

Thứ hai là thị trường lao động. Khi phát triển thị trường lao động cần tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường bởi quy luật giá trị, quy luật cung cầu chi phối rất lớn tới thị trường lao động. Phải coi thị trường lao động là một bộ phận quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. cần có sự phát triển đồng bộ giừa các chính sách kinh tế và xã hội, phải phân phối công bằng theo cơ chế làm theo năng lực, hưởng theo lao động, phải hạn chế phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, đảm bảo ốn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba là thị trường vốn. Thị trường vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển thị trường đồng bộ. Đe thị trường vốn phát triển đồng bộ với các thị trường khác thì phải thực hiện lãi suất thả nổi, tỷ giá nới lỏng biên độ dao động. Đe có một thị trường vốn thực sự phát triển và hoàn thiện thì cần phải mở' rộng thị trường vốn gắn với việc đổi mới chính sách pháp luật liên quan đến các thị trường tài chính, tín dụng, tiền tệ. Phải phát triền mạnh mẽ thị trường chứng khoán đang bị đóng băng ở Việt Nam. Giá của các chứng khoán và việc mua bán phải theo nguyên tắc thị trường, mở rộng thông tin để người dân quen với thị trường mới này. Đồng thời phải gia tăng vốn tín dụng cho các ngân hàng thương mại Nhà

nước, phát triển các ngân hàng cổ phần đế tư nhân tham gia, phải có chính sách thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào đầu tư phát triển.

Thứ tư là thị trường bất động sản. Thị trường này muốn phát triến thì phải có một khung pháp lý thích hợp và ốn định cho cả thị trường bất động sản và thị trường vốn hoạt động. Thực tế cho thấy, chỉ khi cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản một cách công khai thì thị trường này mới có môi trường phát triển. Đồng thời, chính sách pháp luật về bất động sản phải đồng bộ lâu dài thì thị trường bất động sản mới có thế phát triến cùng với các thị trường khác tạo nên một hệ thống thị trường đồng bộ.

Thứ năm là thị trường khoa học công nghệ. Đe đưa khoa học công nghệ vào thị trường cần phải có cơ chế chính sách phù hợp với các sản phấm khoa học công nghệ trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật cần khuyến khích các hoạt động sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh. Phải mỏ' rộng hoạt động

nghiên cứu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu được phải được ký kết hợp đồng chuyến giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ. Phải xác lập quyền sở hữu bằng hệ thống pháp luật hữu hiệu. Thị trường khoa học công nghệ sẽ được hình thành và phát triển khi pháp luật thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp và coi sản phẩm khoa học công nghệ là hàng hoá và được trao đối trên thị trường.

Sự quản lý của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật thống nhất là cơ sở cho thị trường phát triển đồng bộ.Nhà nước ta đã bước đầu xây dựng khung pháp lý cho thị trường phát triển đồng bộ nhưng vấn đề quan trọng là Nhà nước phải đưa ra các hình thức tuyên truyền rộng rãi đế hệ thống chính sách, pháp luật này đi vào cuộc sống thực tiễn.

2.3. Giữ vững chỉnh trị và hoàn thiện hệ thông pháp luật.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN-..Giải pháp con đường quá độ lên chu nghĩa xã hội ở Việt Nam (Trang 27)