Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản (Trang 56)

7 Tạp chí Kinh tế thg, số 59, ng y 24/3/2005, Tr.14 à

3.1.1. Những thuận lợ

Với đường hướng phát triển theo con đường hoà bình, từ bỏ chiến tranh vĩnh viễn, trong suốt một thời gian dài, Nhật Bản đã làm cho hình ảnh một nước phát xít dần mờ đi. Và thay vào đó là hình ảnh một nước Nhật có nhiều đóng góp cho sự phát triển và an ninh của thế giới nói chung. Ngày nay, xu thế hoà bình hợp tác thay thế cho xung đột, đối đầu đang chiếm ưu thế, đây là một thuận lợi thứ nhất Nhật Bản có được từ đặc điểm tình hình thế giới mang lại.

Thứ hai, Nhật Bản là nước lớn về kinh tế, có sự đóng góp đáng kể

cho các hoạt động và các tổ chức quốc tế vì mục tiêu phát triển, Nhật Bản đã giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia. Đặc biệt, Nhật Bản không chỉ được Mỹ – một quốc gia có vị thế về mọi mặt – bảo trợ về an ninh mà còn ủng hộ Nhật Bản tăng cường sức mạnh của lực lượng quân sự, để có thể cùng Mỹ tham gia bảo đảm an ninh chung. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy Nhật Bản cố gắng hơn nữa thực hiện các phương thức nâng cao vị thế của mình. Mặt khác, với chính sách đối ngoại cởi mở, hoà

bình Nhật Bản còn giành được sự ủng hộ của ASEAN, Ấn Độ, Pháp, Úc, Israel… và nhiều nước ở các khu vực khác.

Thuận lợi thứ ba, trong thời gian gần đây dư luận Nhật Bản, đặc

biệt giới lãnh đạo Nhật Bản hết sức coi trọng và nỗ lực để đưa nước này trở thành “quốc gia bình thường”. Hiện nay, Nhật Bản đang từng bước vượt qua các rào cản về mặt pháp lý để nâng cao sức mạnh quân sự, khả năng và phạm vi tác chiến của lực lượng phòng vệ. Ngoài ra, bước vào thế kỉ XXI, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần lấy lại được trạng thái tăng trưởng ổn định và tiếp tục phát huy sức mạnh, sẽ là cơ sở vật chất thuận lợi để Nhật Bản phát huy các sức mạnh quốc gia khác.

Thứ tư, việc Liên Hợp Quốc đang xúc tiến việc cải tổ của mình

bằng việc mở rộng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an, trong đó có phương án do các nước Đức, Nhật Bản, Ấn Độ và Brazil đưa ra được Mỹ, Anh, Pháp ủng hộ… Đó là phương án tăng số lượng thành viên Hội đồng Bảo an từ 15 lên 25 thành viên (trong đó thêm 6 thành viên thường trực và 4 thành viên không thường trực) sẽ là cơ hội thuận lợi đối với Nhật Bản trong việc thực hiện mục tiêu của mình.

Thứ năm, mặc dù hiện nay có nhiều cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo

xảy ra, bên cạnh nhân tố bất ổn, ảnh hưởng tới an ninh và sự phát triển của các quốc gia, song nó cũng tạo cơ hội cho Nhật Bản thể hiện vai trò quốc tế của mình trong các hoạt động cứu trợ, khắc phục hậu quả xung đột, gìn giữ hoà bình… trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc… Đây thực sự là một cơ hội cho Nhật Bản độc lập, chủ động giải quyết khó khăn trên con đường trở thành nước lớn quân sự.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Nhật Bản cũng gặp những khó khăn. Nếu vượt qua được thì Nhật Bản sẽ tìm thấy cho mình một vị thế phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w