Bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tại cuộc họp Á Ph

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản (Trang 75 - 81)

tại cuộc họp Á - Phi

Ngày 22 tháng 4 năm 2005 Kính thưa các vị Chủ tịch,

Thưa các vị khách quý,

Hôm nay tôi rất vui khi được tham dự vào buổi họp mang tính lịch sử này tại các nước Á - Phi đã cùng nhau hội tụ lần đầu tiên trong 50 năm qua. Tôi xin chân thành dành tình cảm sâu sắc nhất đến ngài phó Chủ tịch đến từ Indonesia, các tổ chức đoàn thể và khu vực Nam Phi. Tôi đến dự cuộc họp này để thực hiện hai việc: Một là, tôi muốn nhìn lại những con đường nơi mà chúng tôi đã cùng nhau đi qua, nhìn lại một lần nữa sự đổi mới mạnh mẽ mà như là sợi dây trói buộc nối chúng tôi lại với nhau trong suốt 50 năm qua. Hai là, tôi đến cuộc họp này cũng chỉ là để tham gia vào những sự thay đổi trực diện của cái nhìn về những gì mà các đất nước Á - Phi phải làm để đề cao nền hoà bình và giá trị con người xung quanh trái đất trong thế kỉ 21.

50 năm trước đây, Nhật Bản đã đứng trước các quốc gia Châu Á và Châu Phi tại Bandung để tuyên bố về quyết định là Nhật Bản là một quốc gia hoà bình và phát triển. Tinh thần đó của 50 năm trước đây vẫn còn cho đến tận ngày hôm nay. Trong quá khứ, mặc dù sự xâm lược thuộc địa của Nhật Bản đã gây nên những nỗi đau và sự mất mát to lớn cho dân tộc của các nước, đến những người dân của các quốc gia Châu Á. Nhưng Nhật Bản vẫn nhận ra những sự thật đó của lịch sử trong tinh thần khiêm nhường. Và với sự cảm nhận một nỗi ăn năn sâu sắc, một lời xin lỗi chân thành luôn khắc sâu trong tâm trí, Nhật Bản kiên quyết duy trì một cách kiên định từ sau cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai là không bao giờ dùng sức mạnh quân đội nhưng sẽ dùng sức mạnh kinh tế bởi nguòn gốc của sự quyết tâm của mọi vấn đề chính là ý nghĩa hoà bình, mà không cần đến việc sử dụng bạo lực. Nhật Bản lại một lần nữa tuyên bố sự quyết tâm để xây dựng hoà bình và sự thịnh vượng của thế giới trong tương lai, đạt được những mối quan hệ thực sự với các quốc gia trên thế giới.

Sự phát triển của Nhật Bản qua 50 năm đã đạt được kết quả nhờ sự vươn lên không mệt mỏi của người dân Nhật Bản. Chúng tôi có thể đạt được sự phát triển này chính là nhờ có sự hỗ trợ bởi các cộng đồng quốc tế. Nhật Bản sẽ không bao giờ quên điều này. Người dân Nhật Bản đã đứng lên từ sự tàn phá sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Và tôi như là một người đại diện cho toàn thể nhân dân, hy vọng sẽ cùng đi với các quốc gia châu Á - Phi, những người đang cố gắng để cải thiện đời sống bằng chính mồ hôi và nước mắt của họ.

Dựa vào suy nghĩ đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng sự hỗ trợ phát triển đến các quốc gia châu Á và châu Phi về các vấn đề bức thiết như: phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bao gồm nguồn nước an toàn và phòng chống dịch bệnh.

Hôm nay, tôi muốn thảo luận về 3 điểm để chúng ta phải biết cùng nhau đoàn kết làm gì từ bây giờ cho đến mai sau: một là, sự phát triển

kinh tế; hai là, xây dựng nền hoà bình; ba là, xúc tiến mối quan hệ hợp tác quốc tế.

Đầu tiên, Nhật Bản sẽ đặt tầm quan trọng lớn nhất vào việc tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước nghèo nàn và các nước phát triển. Để đạt được sự bền vững quốc gia thì điều quan trọng nhất là việc quyết định của mỗi quốc gia để mang lại sự phát triển bằng chính nỗ lực của quốc gia đó. Nhật Bản đánh giá cao và ủng hộ sự nỗ lực đó. Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới việc hỗ trợ phát triển ODA của 0,7% trong tổng thu nhập quốc dân để xây dựng một sự phát triển toàn cầu. Từ quan điểm đó, Nhật Bản sẽ đảm bảo mức ODA có khả năng đáng tin cậy. Thêm vào đó, Nhật Bản đang tìm kiếm các hành động cụ thể để mở rộng hơn nữa thị trường để tiêu thụ các sản phẩm từ các nước kém phát triển nhất để ủng hộ cho chính sự tin cậy của họ.

Châu Á đã phấn đấu tiến đến phía trước trong suốt 50 năm qua. Một con số của nhiệm vụ khó khăn còn lại đó là việc điều chỉnh sự chênh lệch mức phát triển, xúc tiến các mối quan hệ kinh tế, việc thực hiện biện pháp phòng chống và giảm bớt bệnh dịch dựa trên những kinh nghiệm gần đây sau sự phá huỷ của trận động đất tại bờ biển Sumatra và sóng thần Tsunami, và sức mạnh của biện pháp chống cướp bóc. Nhật Bản sẽ can dự để tính toán các chính sách cụ thể và gây dựng tình hữu nghị mới trong khu vực châu Á. Chúng tôi sẽ vẫn đang cung cấp hơn 2,5 tỷ đô la Mỹ suốt 5 năm qua để hỗ trợ về việc phòng chống là làm giảm bớt bệnh dịch và xây dựng các phương pháp tại châu Á - Phi và các quốc gia khác.

Năm nay là “Năm của Châu Phi”. Nhật Bản sẽ tăng cường sự hợp tác hướng tới châu Phi, dựa vào tình đoàn kết giữa châu Phi với các cộng đồng quốc tế thông qua Phiên họp Quốc tế tại Tokyo về quá trình phát triển các nước châu Phi (TICAD). Nhân cơ hội này, tôi sẽ thông báo rằng Nhật Bản sẽ tổ chức TICAD lần thứ 5 vào năm 2008, và trong 3 năm đó, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi số tiền viện trợ ODA cho châu Phi và đó sẽ trở thành điểm nổi bật.

Để tiếp tục từ bây giờ chủ đề sức mạnh của sự hợp tác giữa châu Á và châu Phi, việc cần làm nhất cho việc hợp tác này là Nhật Bản đề nghị sáng tạo một chương trình Thanh Niên Tình Nguyện bởi sự gặp gỡ giữa các thanh niên trưởng thành các nước khu vực châu Á với thanh niên các nước châu Phi. Hơn nữa, Nhật Bản với tư cách là nước độc lập và trung gian sẽ hỗ trợ cho châu Phi những kiến thức về việc gia nhập phong trào của châu Á hướng tới đạt hiệu quả năng suất cao hơn. Tôi cũng vui mừng thông báo rằng, qua những nỗ lực như thế Nhật Bản sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực với 10.000 người châu Phi trong 4 năm liên tiếp.

Thứ hai, Nhật Bản coi việc xây dựng hoà bình là vấn đề rất quan trọng. Quả thực, vấn đề an ninh và hoà bình là những yêu cầu hết sức cơ bản cho việc phát triển kinh tế. Nhật Bản đang cố gắng làm việc hướng tới

sự giảm vũ khí huỷ diệt và chống lại sự khủng bố. Nhật Bản cũng đang nỗ lực phấn đấu hướng tới việc xây dựng hoà bình như các nước Campuchia, Đông Timo và Afganistan. Nhật Bản sẽ tiến hành hỗ trợ cho người dân Palestin để xúc tiến hoà bình tại Trung Đông và châu Phi, nơi mà đang diễn ra các cuộc biểu tình. Chúng ta phải thực hiện hành động một cách có nguyên tắc chống lại việc buôn bán vũ khí bừa bãi đang reo rắc mối đe doạ toàn cầu theo nguyên tắc của luật pháp, tự do và dân chủ.

Thứ ba, khi thế giới toàn nhân loại đặt ra một yêu cầu quốc tế mới, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác quốc tế, nâng cao tinh thần đoàn kết hơn nữa với các nước châu Á và châu Phi. Nước Mỹ cũng sẽ tiếp tục đáp ứng những công việc trọng tâm nhất cho việc hợp tác quốc tế. Để đạt được một cách có hiệu quả với rất nhiều công việc khó khăn của hiện tại trước mắt đang diễn ra trên thế giới bây giờ, nước Mỹ với tư cách là Uỷ ban An ninh cần phải được cải cách để phát hiện và phản ánh kịp thời những sự việc của thế giới ngày nay. Nhật Bản sẽ hợp tác đầy đủ nhất để đưa ra quyết định cho việc cải cách của Uỷ ban An ninh vào trước tháng 9 khi được đề nghị bởi Tổng thư ký nước Mỹ Kofi Annan.

Khi chúng ta củng cố vững chắc tình hữu nghị giữa châu Á và châu Phi, thì nó sẽ được chúng ta chia sẻ thêm những kinh nghiệm và kiến thức thông qua các cuộc đối thoại giữa các nền văn minh, giữa các nền văn hoá và giữa các cá nhân. Nhật Bản sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Văn minh Thế giới vào tháng 7 để chia sẽ những kinh nghiệm của các nước, bảo tồn truyền thống trong quá trình đổi mới.

Kính thưa các vị Chủ tịch,

Năm ngoái, giải thưởng Nobel Hoà Bình lần đầu tiên đã được trao tặng cho một người phụ nữ châu Phi với đề tài về môi trường của Kenya. Đó chính là giáo sư Wangari Maathai, trợ lý Bộ trưởng. Phần thưởng cao quý này cho công trình của bà là để sự phát triển có thể chống chịu được thì phải thông qua việc trồng cây. Giáo sư Maathai đã tham dự vào buổi lễ

khai mạc của Hội chợ Quốc tế tại Aichi tại Nhật Bản với chủ đề là “Sự thông thái của Tự nhiên”. Trích dẫn khái niệm tiếng Nhật về từ “mottai nai”, Giáo sư Maathai đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên và sự bảo tồn môi trường. Việc sử dụng mọi thứ một cách cẩn thận, sử dụng chúng một cách đầy đủ và việc tái sử dụng mọi thứ bất kể khi nào có thể. Những việc đó là trái tim và tâm hồn của khái niệm “mottai nai” mà Giáo sư Maathai đã thực sự hiểu về ý nghĩa của nó. Châu Á và châu Phi có một nguồn tài nguyên phong phú có thể mang lại những tiềm năng hết sức to lớn. Tôi tin rằng thông qua sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nó có thể tạo ra một xã hội đầy sức sống và năng động, trong đó việc bảo tồn và phát triển môi trường sẽ làm được. Cuối cùng, tôi muốn phát biểu về quyết định kiên quyết của Nhật Bản là sẽ không ngừng nỗ lực để tạo ra một xã hội như thế.

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách đối ngoại và phương thức tìm kiếm vị thế chính trị mới của Nhật Bản (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w