Giải pháp cấu tạo hệ thống thoát nước mưa:

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp (Trang 47)

3. Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM:

4.2.3. Giải pháp cấu tạo hệ thống thoát nước mưa:

Mặt bằng khu vực hiện tại xây dựng dự án có cốt mặt đất thấp hơn so với mặt đường Quốc lộ 1A ( nơi thấp nhất khoảng – 40 cm). Để thuận lợi cho việc thoát nước của dự án, khi xây dựng chủ đầu tư nên có các phương án như sau:

+Phương án I: Nâng cốt mặt bằng cao hơn mặt đường để thuận lợi cho việc thoát nước của dự án, làm đẹp mỹ quan khu vực cũng như việc đi lại của du khách.

+Phương án II: Dùng máy bơm để hút nước từ bể chứa nước đã được xử lý rồi thải ra hệ thống mương dẫn dọc theo đường quốc lộ 1A và thải ra môi trường.

Phương án đã chọn là thu gom nước mưa vào các ga và thoát ra hệ thống chung của khu vực theo hướng Tây bắc.

Từ hai phương án trên chủ đầu tư nên lựa chọn nâng cốt nền của dự án cao hơn mặt đường là phù hợp. Vì ngoài việc thoát nước thuận lợi nó còn làm đẹp cảnh quan tạo lên độ sang trọng cho toà nhà cũng như thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của trung tâm thương mại.

- Lựa chọn hệ thống thoát nước: Đây là khu nhà xây dựng mới, yêu cầu cảnh quan và môi trường cao nên lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng sau đó xử lý sơ bộ và thoát ra ngoài bằng tuyến mương dẫn mà dự án xây dựng rồi mới ra tuyến thoát nước chung của thị trấn. Chủ đầu tư nên xây dựng riêng hệ thống mương dẫn nước dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A chừng 90m ( xây dựng dài qua Kho bạc Nhà nước huyệnTĩnh Gia)

Từ hai phương án trên chủ đầu tư nên lựa chọn nâng cốt nền của dự án cao hơn mặt đường là phù hợp. Vì ngoài việc thoát nước thuận lợi nó còn làm đẹp cảnh quan tạo lên độ sang trọng cho toà nhà cũng như thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của trung tâm thương mại.

- Lựa chọn hệ thống thoát nước: Đây là khu nhà xây dựng mới, yêu cầu cảnh quan và môi trường cao nên lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng sau đó xử lý sơ bộ và thoát ra ngoài bằng tuyến mương dẫn mà dự án xây dựng rồi mới ra tuyến thoát nước chung của thị trấn. Chủ đầu tư nên xây dựng riêng hệ thống mương dẫn nước dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A chừng 90m ( xây dựng dài qua Kho bạc Nhà nước huyệnTĩnh Gia)

- Kết cấu hệ thống thoát nước mưa: Để đảm bảo cảnh quan đô thị, sử dụng dụng cống tròn D400 (D600) cho các tuyến cống. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ: Tuyến cống, giếng thu nước, giếng thăm...(không có giếng thăm)

- Hố ga thu nước mưa có chức năng đảm bảo thu nước mưa trên mặt vào các tuyến cống, thường được bố trí hai bên lề đường của khu dự án. Muốn hố ga thu nước mưa đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo tiêu chuẩn khoảng cách giữa các hố ga thu nước mưa trên tuyến với D ≤1000 trung bình là 25m/hố (có trong dự án- 5 hoặch 6 hố)

- Hố thăm (hố ga kiểm tra) có chức năng dùng để phục vụ cho công tác quản lý vận hành hệ thống cống thoát nước như: xem xét kiểm tra chế độ hoạt động của các tuyến cống thoát nước một cách thường xuyên, đồng thời dùng để nạo vét thông rửa cống. Ngoài ra các hố thăm xây dựng trên các tuyến cống còn nhằm mục đích là nơi lắng cặn lưu giữ cặn để cho cống hoạt động tốt hơn và quản lý nạo vét đơn giản hơn. Hố thăm được bố trí tại các chỗ thay đổi hướng tuyến, thay đổi độ

dốc và đường kính cống, tại các vị trí nối các tuyến cống, tại các vị trí tiêu năng hay chuyển bậc. Kích thước hố thăm có chiều rộng nhỏ nhất 1m, chiều sâu hố phụ thuộc vào độ sâu chôn cống.

- Độ sâu tối thiểu của đỉnh cống là 0,7m.

- Độ dốc nhỏ nhất Imin = 1/D (D tính bằng mm). - Độ dốc lớn nhất I max = độ dốc địa hình.

- Đường kính cống của mạng lưới thoát nước từ D400 đến D1200 ( chỉ có D600), độ sâu chôn cống từ 0,7m đến 3,0m.

- Cống dùng lắp đặt cho mạng lưới là loại cống bê tông cốt thép loại tải trọng H30-XB80.

Bảng 13. Thống kê khối lượng thoát nước mưa:

T T

Hạng mục Vật liệu Khối lượng Đơn vị

1 Cống thoát nước D400(k có) BTCT 300 m

2 Cống thoát nước D600 BTCT 150 m

3 Ga thu BTCT 20 ga

4 Ga thăm BTCT 15 ga

Cuối cùng từ cống nước được đưa đến hệ thống mương dẫn được xây dựng và sử dụng trong giai đoạn thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 - 2000.

Hệ thống 2: Dành riêng cho nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt của mỗi khu vực được thu gom và dẫn đến hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải sinh hoạt được tách làm 3 loại, theo 3 hệ thống đường ống riêng biệt:

+ Nước từ khâu vệ sinh: tắm rửa, giặt rũ, massage... lượng nước này chiếm tỷ trọng lớn (50- 60%) nước thải sinh hoạt, nồng độ các chất ô nhiễm lại không cao nên có thể thải ra hệ thống thoát nước chung của dự án (sau hệ thống xử lý chung) khi đã qua hệ thống thu gom, xử lý sơ bộ bằng song chắn rác, bẫy dầu mỡ.

+ Nước thải nhà ăn chiếm tỷ trọng (15-25%) chứa dầu mỡ (thực vật, động vật), thức ăn thừa từ khâu chế biến và khâu rửa bát, vệ sinh nhà bếp của khách sạn, nhà ăn uống sẽ được phân loại và xử lý như sau:

- Thức ăn thừa: cuống rau, cơm canh thừa, thức ăn thừa được nhân viên nhà bếp thu gom đổ vào các thùng chứa có nắp đậy kín đặt sẵn trong nhà bếp. Cuối ngày, sau giờ nấu bếp, dọn dẹp, vệ sinh buổi chiều, các thùng này sẽ được nhân viên vệ sinh vận chuyển vào xe đẩy.Theo cửa hậu, xe được kéo ra phía ngoài phạm vi khu vực dự án và có thể tận dụng thức ăn thừa này dùng cho chăn nuôi. Hoặc có thể

đựng trong thùng chứa khi có xe thu gom rác sẽ đổ đi để xử lý.Thùng chứa được đem về, rửa và tiếp tục chứa rác của các lần sau.

* Song chắn rác :

Song chắn rác có nhiệm vụ chắn giữ những rác bẩn thô (như: giấy, rau cỏ, rác...) cấu tạo gồm các thanh đan sắp xếp cạnh nhau ở trên mương dẫn nước. Khoảng cách giữa các thanh đan gọi là khe hở (mắt lưới). Khe hở song chắn chọn loại trung bình (5 -25mm) và đặt cào rác ở phía sau song chắn rác. Song chắn rác đặt nghiêng so với mặt nằm ngang một góc 450 – 900 (600) để tiện lợi khi cọ rửa theo mặt bằng cũng có thể đặt vuông góc cũng có thể tạo thành góc ỏ so với hướng nước chảy. Thanh đan có thể dùng là loại tiết diện hình chữ nhật.

- Nước thải sau khi chảy qua song chắn rác sẽ được xử lý lần lượt qua hệ thống như sau:

1. Thiết bị bẫy dầu mỡ: thanh gạt quấn bông 2. Bể chứa khử trùng

Lựa chọn các kích thước của bể cụ thể như sau:

- Đối với Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp (gọi tắt là toà nhà): bể có dung tích 12m3 (kích thước D x R x C là 4m x 2 m x 1,5 m).

- Đối với khu ăn uống: bể có dung tích 6m3 (D x R x C là 3m x 2m x 1m) Nước thải nhà ăn được dẫn và xử lý riêng biệt như sau:

- Dùng hoá chất khử trùng là clorine với liều lượng 5 mg/l nước thải.

Sau khi khử trùng, nước thải được dẫn vào hệ thống mương thoát nước chung của dự án ( hệ thống thoát nước sau bể phốt)

+ Nước thải từ các khu nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ các chất ô nhiễm cao, được xử lý bằng các giải pháp hữu hiệu bể tự hoại.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải vệ sinh này, nhưng do tính chất, khối lượng của nước thải, đặc điểm khí hậu, địa hình nên phương pháp phù hợp nhất mà dự án lựa chọn là phương pháp xử lý bằng bể tự hoại.

Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải đồng thời làm các chức năng: lắng phân huỷ cặn lắng và lọc. Cặn lắng giữ trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải được lắng trong bể lắng với thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao.

Nuíc th¶i ®i vµo

Ng¨n chøa vµ

ph©n hñy cÆn Ng¨n l¾ng

Ng¨n läc

Nuíc th¶i ®i ra

Hình 2:

Cấu tạo bể tự

hoại 3 ngăn có ngăn lọc

Hình 2: Sơ đồ bể tự hoại ba ngăn Bể tự hoại:

Tính toán thể tích bể tự hoại: A x N x T/1000 (m3) A: Tiêu chuẩn thải (lít/người/ngày)

N: Số người sử dụng nhà vệ sinh tự hoại,

T: Thời gian nước thải lưu lại bể tự hoại (15 - 50 ngày),

Do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm của Việt Nam nói chung và khu vực dự án nói riêng nên có thể chọn thời gian lưu nước thải trong bể là 20 ngày,

Để tiện lợi cho sinh hoạt của CBCNV, du khách thì Công ty sẽ xây dựng riêng biệt ra nhiều bể tự hoại có dung tích khác nhau phù hợp với dự án

- Tại khu vực xây dựng Trung tâm Thương mại kết hợp Khách sạn cao cấp: Chúng tôi sẽ tính toán và xây dựng 3 bể tự hoại

+ Một bể để xử lý nước thải do du khách nghỉ tại phòng, nhân viên phục vụ và một số người có mặt ở phòng công cộng thải ra, cụ thể:

Số khách tối đa là 306 người

Số nhân viên phục vụ thường xuyên có mặt trong một thời điểm là 70 người Số người có mặt thường xuyên ở phòng công cộng là 10 người

Số du khách đến mua hàng hoá dịch vụ, khách vãng lai khoảng 20 người Tổng lượng người sử dụng bể tự hoại là 406 người.

Áp dụng công thức trên ta có thể tính được:

Thể tích bể tự hoại cần thiết là: 20 x 406 x 20/1000 = 162,4m3.

Tuy nhiên như đã phân tích ở phần trước, Công ty sẽ xây dựng bể tự hoại có dung tích gấp 1,5 lần dung tích ở trên.

Tính cả phần thành trên của bể, chúng tôi sẽ xây dựng bể tự hoại dung tích 250 m3 ( kích thước D x R x C là 12,5 m x 8 m x 2,5 m).

+ Một bể xử lý nước thải vệ sinh nhà ăn: như đã phân tích với số lượng khách tối đa khoảng 400 người, nhu cầu dùng nước cho vệ sinh khoảng 10 lít/người

Áp dụng công thức trên ta tính được dung tích bể tự hoại là: 10 x 400 x 20/1000 = 80 m3.

Theo thiết kế như trên Công ty sẽ xây dựng bể tự hoại có dung tích gấp 1,5 lần dung tích ở trên.

Tính cả phần thành trên của bể, chúng tôi sẽ xây dựng bể tự hoại dung tích 120 m3 (kích thước D x R x C là 10m x 6m x 2 m). Tất cả bể tự hoại đều xây dựng kết cấu bể:

+ Đáy bể bằng BTCT dầy 220cm, VXM #75 +Tường xây bằng gạch Tuynel dày 220, VXM #60 + Nắp bằng BTCT dày 200, VXM #60

Áp dụng số liệu đã được nêu trên ( ta áp dụng trong trường hợp mức cao nhất: mức thực tế)

Tại đây nước thải được lắng sơ bộ loại bỏ các chất ô nhiễm có thể lắng được đồng thời phân hủy cặn lắng hữu cơ, tăng cường khả năng xử lý sinh học phía sau ( hệ thống xử lý tập trung). Sau đó toàn bộ nước thải sẽ được lần lượt dẫn sang bể điều hòa.

Bể điều hoà:

Dung tích bể điều hoà = 20% x Q = 20% x 151,5 = 30,3 m3 xây dựng bể chứa với dung tích = 32m3 (kích thước 8m x 2m x 2m) nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ cho hệ thống, trong bể điều hòa có bố trí bơm nhúng chìm bơm nước thải vào bể xử lý sinh học hiếu khí gọi là bể (Aerotank)

Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)

Dung tích của bể tính = Q x t ( trong đó Q là lưu lượng nước thải tính toán, t là thời gian làm thoáng) và t được xác định theo công thức :

t = (La- Lt)/ [ a x(1-Zb) x ρ ]

Áp dụng công thức trên ta có thể chọn được thời gian làm thoáng của bể là t = 5h (đây là loại bể Aerotank xử lý sinh hoá hoàn toàn với thời gian làm thoáng từ 4- 8h và không quá 12h)

Từ đó tính được dung tích của bể là: W = 151,5 x 5 = 757,5 m3 chúng ta sẽ xây dựng bể với dung tích 760 m3

Lựa chọn kích thước bể là ( D x R xC = 20m x 15,2 m x 2,5m), không khí ở đây được cấp vào 24/24h. Trong bể Aerotank khí được phân phối đều khắp do các đĩa phân phối khí lắp đặt dưới đáy, cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, giảm nồng độ bẩn trong nước thải.

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải chảy tràn vào bể lắng nhằm lắng lại bùn trong nước thải.

Bể lắng

Đây là loại bể lắng đợt II sau bể Aerotank

Ta tính dung tích 760 m3 (kích thước D x R x C = 20 m x 12,5 m x 2,5 m), nước di chuyển vào vách ngăn đi xuống phía dưới rồi mới đi ngược lên trên, còn các bông cặn (bùn) thì lắng xuống đáy bể. Đáy bể cấu tạo hình chóp để thu gom các cặn lắng. Độ nghiêng thành trên của đáy không nhỏ hơn 45 – 500 .Cặn lắng phải được xả ra liên tục mỗi ngày vào bể chứa bùn bằng bơm bùn.

Bể khử trùng

Thời gian lưu nước trong bể khử trùng thường là (t): t = 30 phút. Với lưu lượng Q = 151,5m3/ng.đ = 6,31 m3/h chọn = 6,4 m3/h

Thể tích bể khử trùng (V5): V = Qmax x t =6,4 x 30/60 = 3,2 m3

Kích thước bể: Rx D x C = 1,6 x 2 x 1 (m)

Với dung tích của bể 3,2 m3 nước thải sau khi xử lý vẫn còn chứa một hàm lượng chất chất bẩn nhất định do đó nước cần được châm chất khử trùng Javel (liều lượng 5mg/lít nước thải). Dung dịch Javel được bơm định lượng đưa vào bể nhờ bơm định lượng hóa chất. Quá trình oxy hóa vi sinh gây bệnh xảy ra trong bể. Javel là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng.

Sau thời gian khử trùng nước sau xử lý được chảy vào hệ thống mương thoát nước chung của thị trấn .

Phần bùn lắng tại bể lắng được bơm vào bể thu bùn. Một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn vào bể xử lý sinh học.

Thiết bị thu, dẫn bên trong nhà và kết cấu đường ống dẫn nước

Nước thải từ các bị vệ sinh chảy qua ống nhánh tới ống đứng. Các ống đứng thường đặt dựa theo tường, góc của buồng vệ sinh và có thể được ốp lát hoặc che đậy kín đáo trong các hộp bằng gạch, bằng bê tông hoặc bằng gỗ… ống đứng thường đặt cao hơn mái nhà khoảng 0,7m và phần trên gọi là ống thông hơi. Giữa mạng lưới ống và các thiết bị vệ sinh lắp dặt các khoá thuỷ lực để ngăn ngừa hơi khí

độc xâm thực vào buồng vệ sinh. Kiểm tra và tẩy rửa ống qua các cửa kiểm tra và các ống tẩy rửa.

* Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước vào các bể tự hoại, bể khử trùng (xử lý nước thải nhà ăn) và dẫn nước thải sinh hoạt ( từ các hoạt động tắm giặt, massage) là đường ống nhựa PVC đường kính 150mm.

* Toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước vào hệ thống xử lý tập trung cũng như giữa các bể trong hệ thống xử lý tập trung là đường ống nhựa PVC đường kính 200mm.

* Nước sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn thải vào hệ thống mương dẫn được xây dựng và sử dụng trong giai đoạn thi công đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000 rồi thải ra hệ thống mương thoát nước chung của thị trấn.

* Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải được xây dựng tại góc Tây Nam của khu dự án trên diện tích 2.805m2. Trong và xung quanh khu xử lý được trồng cây xanh có mùi thơm như long não, hoa sữa....cây xanh được trồng so le thành 2 hàng, cách nhau 2m, khoảng cách mỗi cây 2m). Hệ thống xử lý được giao cho bộ phận kỹ thuật quản lý.

Toàn bộ hệ thống đường ống, mương thoát nước của dự án (cả nước mưa và nước thải khoảng 900m).

Sau khi xử lý nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

Bảng 14. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án trung tâm thương mại kết hợp khách sạn cao cấp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w