4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sự biến động số lượng đàn nái sinh sản trước, trong và sau đợt dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp
bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên 4 trại bố trí thí nghiệm.
Điều tra nhằm đánh giá biến động số lượng đàn nái trước đợt dịch, số nái chết trong dịch, số lượng loại thải, số lượng nái giữ lại nuôi sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Để làm cơ sở cho nghiên cứu các chỉ tiêu lâm sàng, huyết học và khả năng sinh sản sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản.
Bằng phương pháp điều tra, thống kê số lượng biến động đàn nái trước khi dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xẩy ra, số lượng nái mắc dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, số lượng nái loại thải, số lượng nái giữ lại nuôi sau dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại một số trang trại vùng phụ cận Hà Nôi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Biến động số lượng đàn nái sinh sản trước, trong và sau đượt dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên 4 trại bố trí thí nghiệm.
Chỉ tiêu Số nái trước
dịch Số nái chết trong dịch Số nái còn lại sau dịch Số nái loại thải Số nái giữ lại nuôi
Số con Số con % Số con % Số con % Số con %
Trại 1 90 5 5,56 85 94,44 16 17,78 69 76,67 Trại 2 86 10 8,60 76 88,37 9 10,46 67 77,91 Trại 3 105 16 15,23 89 84,76 16 16,80 73 69,52 Trại 4 87 8 9,19 79 90,80 9 10,34 70 80,46 Trung bình 92,00 ± 4,42 9,75 ± 2,32 9,65±2,02 82,25 ± 2,93 89,59±2.04 12,50 ± 2,02 13,85±2,00 69,75 ± 1,25 76,14±2,34
Qua bảng 4.1 kết quả điều tra biến động số lượng đàn nái trước trong và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho thấy:
- Số lợn nái trước dịch bệnh cao nhất ở trại số 3 (105 con), đến trại số 1
(90 con), trại số 4 (87 con), thấp nhất ở trại số 2 (86 con). Bình quân chung 92 con/trại.
- Số lượng lợn nái chết trong dịch và số lượng lợn nái còn sống sau
dịch: tỷ lệ chết cao nhất ở trại số 3 là 15, 23%, đến trại số 2 là 8,60%, trại số 4 là 9,19 %, thấp nhất ở trại số 1 là 5,56%. Bình quân chung của 4 trại là 9,65 %. Tương ứng tỷ lệ lợn nái còn sống sau dịch thấp nhất ở trại số 3 là 84,76%, đến trại số 2 là 88,37%, trại số 4 là 90,80%, cao nhất ở trại số 1 là 94,44%. Bình quân chung tỷ lệ lợn nái còn sống sau dịch tại 4 trại trên địa bàn vùng phụ cận Hà Nội là 89, 59%. Theo chúng tôi, do mức độ cảm nhiễm bệnh khác nhau giữa các trại, kỹ thật chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chăn nuôi ở các trại khác nhau nên tỷ lệ chết trong dịch ở các trại cũng khác nhau.
- Tỷ lệ loại thải và giữ lại nuôi: khi mắc hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản, mức độ cảm nhiễm bệnh khác nhau giữa các trại, do bội nhiễm một vi khuẩn cơ hội, một số lợn nái do sức khỏe quá yếu nên đã bị chết, một số lợn nái bị viêm phổi, viêm tử cung âm đạo, thể trạng một số lợn nái bị suy sụp nghiêm trọng, không còn khả năng sinh sản nên phải loại thải. Qua thống kê theo dõi tại 4 trại vùng phụ cận Hà Nội cho thấy tỷ lệ loại thải của đàn lợn nái sau dịch là khá cao, bình quân chung là 13,85%. Cao nhất ở trại số 1 là 17,78%, đến trại 3 là 16,80 %, thấp nhất ở trại 4 là 10,34%. Kết quả tỷ lệ lợn nái còn sống được giữ lại cao nhất ở trại số 4 là 80,46%, đến trại số 2 là 77,91%, đến trại số 1 là 76,67%, thấp nhất ở trại số 3 là 69,52%. Bình quân chung của 4 trại là 76,14%.
Như vậy, dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn nái đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi ở các trang trại lợn nái trên địa
bàn vùng phụ cận Hà Nội. Tỷ lệ chết bình quân trong dịch là 9,65%, tỷ lệ lợn nái còn sống sau dịch là 89,25%, tỷ lệ loại thải sau dịch 13,85%, tỷ lệ lợn nái giữ lại nuôi là 73,76%.
Kết quả điều tra của chúng tôi phù hợp với một số tác giả trước đã nghiên cứu Lê Văn Năm (2007)[25], Đàm Văn Phải (2008)[27] đã công bố.
4.2. Kết quả theo dõi các biểu hiện lâm sàng trên đàn lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi
Biểu hiện lâm sàng là những dấu hiệu của quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan, tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những biểu hiện lâm sàng có ý nghĩa to lớn trong thực hành lâm sàng thú y. Nó giúp cho việc phát hiện các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.
Sau khi điều tra xác định được số lượng đàn nái mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội mà các trang trại giữ lại nuôi làm sinh sản. Chúng tôi đã tiến hành chọn ngẫu nhiên 30 con nái trên mỗi trại, ghi lại số tai, … và tiến hành theo dõi các biểu hiện lâm sàng của Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở 120 lợn nái sinh sản được giữ lại nuôi của 4 trại.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Phạm Ngọc Thạch (2007) [28], Lê Văn Năm (2007)[25], Đàm Văn Phải (2008)[27] ở lợn nái sinh sản biểu hiện lâm sàng điển hình bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là: sốt, mệt mỏi, rỉ mắt, khó thở, ho, viêm khớp, viêm tử cung, âm dạo, viêm vú, giảm mất sữa.
Bằng phương pháp khám lâm sàng ở 120 lợn nái sinh sản và với những biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên các nhóm lợn được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các biểu hiện lâm sàng trên đàn nái sinh sản mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi
Các biểu hiện lâm sàng Trại Số con theo dõi(con) Số con có biểu hiện lâm sàng PRRS (con) Tỷ lệ (%)
Biểu hiên lâm sàng Trại 1 30 2 6,67 Sốt, mệt mỏi, rỉ
mắt, khó thở, ho, viêm khớp, viêm tử cung, âm dạo, viêm
Trại 2 30 2 6,67
Trại 3 30 3 10,00
Trại 4 30 1 3,33
Trung bình 30 2,00 ± 0,41 6,67 ± 1,36
Kết quả theo dõi chúng tôi thấy: 6,67% số lợn nái được giữ lại nuôi sau dịch có biểu hiện lâm sàng của bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản với triệu chứng: sốt, mệt mỏi, rỉ mắt, khó thở, chảy nước mũi, ho, viêm khớp, viêm vú, giảm mất sữa, viêm tử cung âm đạo. Như vậy, kết quả theo dõi cho thấy những lợn mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản khỏi bệnh vẫn có nguy cơ tái phát bệnh.
4.3. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.
Trong chẩn đoán bệnh lâm sàng thú y, bên cạnh các biểu hiện lâm sàng như đã trình bày ở trên thì các chỉ tiêu như thân nhiệt, nhiêt độ, tần số tim mạch và hô hấp luôn là những thông số quan trọng giúp cho việc đánh giá được mức đô nặng, nhẹ của bệnh. Qua đó bổ sung thông tin quan trọng cho
việc chẩn đoán, đánh giá tiên lượng và hướng điều trị.
Bằng phương pháp khám lâm sàng thường quy, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 2 nhóm lợn: nái mang thai và nái nuôi con đã bị dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản sau đó được giữ lại nuôi, cùng nhóm lợn chúng tôi tiến hành so sánh tại các thời điểm trước dịch, trong quá trình dịch, sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3
và bảng 4.4.
Những con nái hồi phục sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, được giữ lại nuôi làm nái sinh sản, những con nái này động dục thụ thai trải qua quá trình mang thai, sinh con và nuôi con. Vì vậy, chúng tôi đã phân ra 2 nhóm lợn nái sinh sản: nhóm lợn nái mang thai và nhóm và nhóm lợn nái nuôi con để theo dõi các chỉ tiêu về thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch.
4.3.1. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần sô tim mạch ở nhóm lợn nái mang thai mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.
Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần sô tim mạch ở 10 lợn nái mang thai khỏe (điều tra trước dịch) và 30 nái mang thai mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi chúng tôi thu được kết quả bảng 4.3
Bảng 4.3. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn nái mang thai khỏe (điều tra trước dịch) và sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản
Nhóm lợn Lợn nái mang thai (con) Trước dịch (n = 10) Sau dịch n = 30) P (Trước dịch- Sau dịch) Thân nhiệt (oC) 39,20a± 0,16 39,76a ± 0,84 0.7054 Tần số hô hấp (lần/phút) 25,03a ± 0,65 26,12a ± 0,87 0.4899 Tần số tim mạch (lần/phút) 89,05 ± 2,14 90,10a ± 37 0.8740
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự biến đổi các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch ở lợn nái mang thai giữ lại nuôi sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cao hơn chút ít so với nghiên cứu nhóm lợn nái này trước thời điểm dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xảy
ra. Tuy nhiên khi kiểm định kết quả các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của nhóm lợn nái mang thai trước thời điểm dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản giữ lại nuôi không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05).
Cụ thể: thân nhiệt trung bình của nhóm lợn nái mang thai nghiên cứu tại thời điểm trước đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là 39,20 ±
0,16oC. Thân nhiệt của nhóm nái này sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản trung bình là 39,76 ± 0,84oC
Tương tự, về tần số hô hấp và tim mạch của đàn lợn nái mang thai giữ lại nuôi sau dịch bệnh Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cao hơn chút ít so với nhóm lợn nái lợn nái mang thai nghiên cứu tại thời điểm trước đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Cụ thể: trước dich Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản các chỉ tiêu về tần số hô hấp, tim mạch lần lượt là: 25,03 ± 0,65lần/phút, 89,05 ± 2,14lần/phút. Sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản tần số hô hấp, tim mạch lần lượt là 26,12 ± 0,87 lần/phút, 90,10 ±
37lần/phút.
Kết quả nghiên cứu thân nhiệt, tần số hô hấp và nhịp tim trên là trung bình của ba kỳ mang thai. Trong quá trình theo dõi thu thập số liệu chúng tôi thấy kỳ 3 của quá trình mang thai thân nhiệt, tần số hô hấp và nhịp tim cao nhất. Tuy nhiên chênh lệch giữ 3 kỳ không đáng kể (riêng thân nhiệt chênh
lệch giữ kỳ 1, 2 và kỳ 3 là 0,20oC).
4.3.2. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần sô tim mạch ở nhóm lợn nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản năm được giữ lại nuôi.
con khỏe (điều tra trước dịch) và 30 nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi (sau dịch) và 18 nái nuôi con mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (điều tra trong dịch) chúng tôi thu được kết quả bảng 4.4
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn nái nuôi con khỏe trước dịch, trong dịch và sau đợt dịch Hội
chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
Nhóm lợn Lợn nái nuôi con (con)
Trước dịch (n = 10) Trong dịch (n = 18) Sau dịch (n = 30) P (Trước dịch - Sau dịch) Thân nhiệt (oC) 39,18a ± 0,26 40,25b ± 0,29 39,02a ± 0,41 0.6876 Tần số hô hấp (lần/phút) 31,05a ± 0,65 71,56b ± 1,65 32,42a ± 0,67 0.2709 Tần số tim mạch (lần/phút) 88,05a ± 2,14 113,20b ± 5,11 92,11a ± 5,20 0.6603
Ghi chú: Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 4.4 cho thấy, thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn nái nuôi con sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản so với trong dịch có sự thay đổi. Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn nái nuôi con trong dịch tăng cao hơn so với sau dịch rõ rệt, sự thay đổi này có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05).
Khi so sánh thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch của lợn nái nuôi con sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản so với trước dịch có sự thay đổi nhẹ, sự thay đổi nhẹ này không có sự khác biệt về mặt thống kê (p>0,05). Song, đây là dấu hiệu sự hồi phục sức khỏe của đàn nái mắc dịch PRRS được giữ lại nuôi.
Cụ thể, trước khi dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xảy ra, ở lợn nái nuôi con (khỏe) các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch lần lượt là: 39,18 ± 0,26oC, 31,05 ± 0,65 (lần/phút), 88,05 ± 2,14
(lần/phút).
Qua theo dõi đàn lợn nái nuôi con các trại giữ lại nuôi sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, chúng tôi thấy các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch có sự biến đổi nhẹ so với trước khi dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản xảy ra.
Cụ thể: thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch trung bình của nhóm lợn nái nuôi con này nghiên cứu sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và
sinh sản lần lượt là 39,02 ± 0,41oC; 32,42 ± 0,67 (lần/phút); 92,11 ± 5,20
(lần/phút).
Qua kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu như thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim mạch trên đàn nái sinh sản (lợn nái nuôi con, lợn nái mang thai) giữ lại nuôi sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Bước đầu chúng tôi có một số nhân xét là sức khỏe của đàn nái sau đợt dịch Hội chứng hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi tại các trang trại vùng phụ cận Hà Nội chưa được hồi phục hoàn toàn. Vì vậy trong công tác phòng ngừa dịch bệnh và hạn chế thiệt hại kinh tế cho các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản.
Cần: thứ nhất chúng ta phải đặc biệt quan tâm quản lý giám sát sức khỏe nhóm lợn nái mang thai nuôi trong các trang trại vùng phụ cận Hà Nội giữ lại nuôi sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản để có biện pháp can thiệp kịp thời. Thứ hai bản thân các trang trại chăn nuôi lợn nái tại các vùng phụ cận Hà Nội để hạn chế thiệt hại kinh tế sau dịch phải nâng cao chăm sóc quản lý nuôi dưỡng đàn lợn nái sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, tiêm phòng đầy đủ các bệnh bội nhiễm kế phát sẽ hạn chế được thiệt hại sau dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản.
hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi
Máu cùng với hệ bạch huyết và các dịch thể khác trong cơ thể là môi trường nội mô quan trọng của các hệ thống sống. Một hệ thống sống chỉ tồn tại và phát triển được khi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của nội mô luôn ổn