0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN NÁI SINH SẢN SAU KHI MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPIRATORY SYNDROME) TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI VÙNG PHỤ CẬN HÀ NỘI” (Trang 33 -33 )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1. Địa điểm

Để triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tại các địa điểm:

- Một số trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản vùng phụ cận Hà Nội xảy ra dịch PRRS như: huyện Văn Lâm, Văn Giang – Hưng Yên, Tp Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hà Tây đã có thông báo có dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản.

- Phòng xét nghiệm Bộ môn Nội – Chẩn – Dược, khoa Thú y trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và khoa xét nghiệm bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài được triển khai trên nhóm lợn nái sinh sản mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đợt dịch được giữ lại nuôi.

Tất cả các trang trại nuôi lợn nái sinh sản vùng phụ cận Hà Nội chúng tôi thu thập số liệu và lấy mẫu máu đều có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau (được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình công nghiệp, theo sự chỉ dẫn của công ty C.P Việt Nam). Cụ thể:

+ Chuồng trại: Chuồng cũi, có quạt thông gió kết hợp với thông thoáng tự nhiên, dàn mưa nhân tạo, có chụp sưởi cho lợn con mới sinh.

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn của hãng C.P, lợn chờ phối và chửa kỳ I cho ăn từ 1,8 – 2,2 kg thức ăn/ngày (tuỳ thể trạng lợn), lợn chửa kỳ II, cho ăn 2,5 kg thức ăn/ngày, lợn nuôi con cho ăn tự do, lợn con cho ăn thức ăn tập ăn từ 7 – 10 ngày tuổi.

+ Phòng bệnh:

móng, suyễn,..

Lợn con được nhỏ thuốc phòng đi ỉa khi mới sinh, 3 và 7 ngày tuổi tiêm sắt, 7 và 21 ngày tuổi tiêm phòng suyễn.

Hàng ngày chuồng trại được vệ sinh, hàng tuần được phun thuốc khử trùng, tiêu độc.

Nhiều trang trại đã đủ kinh nghiệm tự sản xuất cám cho heo thịt giai đoạn từ 20kg đến xuất chuồng.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Khảo sát một số biểu hiện lâm sàng (tình trạng cơ thể, sốt ho, tình trạng phân,…), thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch trên đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.

3.3.2. Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học (số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, lâm ba cầu, công thức bạch cầu, tỷ khối huyết cầu, sức kháng hồng cầu; độ dự trữ kiềm,…) trên đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi

3.3.3 Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái sinh sản tại một số trang trại đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.

Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn nái sau đợt dịch Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đực giữ lại nuôi thông qua các chỉ tiêu sau:

+ Lứa đẻ

+Số sơ sinh(con/ổ)

+ Số con đẻ ra sống (con/ổ) + Số con đẻ ra chết trên ổ (con/ổ) + Số thai gỗ đẻ ra trên ổ ( thai/ổ) + Trọng lượng sơ sinh (kg/ổ) + Số con cai sữa trên ổ (con/ổ) + Trọng lượng cai sữa (kg/ổ)

+ Tỷ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa (%) + Số lứa đẻ/nái/năm (lứa/năm)

+ Số con cai sữa trên nái trên năm (con/nái/năm)

3.4. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nguyên liệu nghiên cứu

- Lợn nái sinh sản đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.

- Máu lợn nái sinh sản đã mắc Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại nuôi.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung của đề tài bằng các phương pháp lâm sàng và phòng thí nghiệm thường quy:

- Theo dõi và thu thập số liệu về năng suất sinh sản lợn nái sinh sản qua sổ sinh sản của 4 trại chăn nuôi và trực tiếp theo dõi.

- Do có sự khác biệt về số ngày cai sữa của các trại và từng cá thể nên được hiệu chỉnh về khối lượng 21 ngày tuổi theo phương trình của NSIF:

TL 21 ngày = TLCS x (2,218 - 0,081 x TCS + 0,0011 x TCS2)

Trong đó:

+ TLCS: trọng lượng cai sữa + TCS: tuổi cai sữa.

+ TL 21 ngày: trọng lượng 21 ngày tuổi.

- Xác định bệnh: căn cứ vào thông báo dịch bệnh tai xanh của các Cục Thú y các tỉnh nghiên cứu, website Cục Thú y.

- Các chỉ tiêu lâm sàng được xác định bằng các phương pháp khám lâm sàng thường quy, Hồ Văn Nam và cs (1982)[22]; Hồ Văn Nam và cs (1996)[23].

+ Xác định tần số hô hấp thông qua việc quan sát hoạt động của thành ngực, bụng, bằng ống nghe đếm trực tiếp số lần hoạt động của phổi.

+ Xác định tần số tim mạch bằng phương pháp sử dụng ống nghe nghe trực tiếp hoạt động của tim.

+ Xác định thân nhiệt lợn bằng nhiệt kế điện tử của hãng Omron modelMC-240 đo trực tiếp ở trực tràng vào sáng sớm.

- Xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh hóa máu bằng các phương pháp thường quy đang được sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả nghiên cứu thu được từ các nhóm lợn bệnh được xử lý, phân tích và kiểm tra bằng phần mềm thống kê SAS2000, Exel, Analysis of Variance from Summary Data, Minitap 14.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, HUYẾT HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA ĐÀN NÁI SINH SẢN SAU KHI MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN (PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPIRATORY SYNDROME) TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI VÙNG PHỤ CẬN HÀ NỘI” (Trang 33 -33 )

×