trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo
- Tỷ lệ người dân tham gia vào quá trình trực thi chính sách. - Tỷ lệ cán bộ tham gia công tác thực thi chính sách.
- Tỷ lệ các cán bộ xã, các cán bộ khuyến nông trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thuộc chương trình giảm nghèo
4.1.1 Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc các chương trình giảm nghèo tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Nhận biết được sự cần thiết của việc ban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo, dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, UBND xã Thành Lâm đã rất chú trọng tới công tác phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp được UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thực hiện trong thời gian qua như: Chính sách hỗ trợ về khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi , chính sách hỗ trợ xây dựng đập thủy lợi. Theo các nghị quyết số 26-NQ/TƯ của ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khóa 10) về nông nghiệp nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Chương trình 135/1998/QĐ-TTg đang được thực hiện.
4.1.1.1 Bình xét đối tượng thụ hưởng
Để triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Cách bình xét đối tượng thụ hưởng tại xã Thành lâm cụ thể như sau:
-Bước 1: Từng thôn bình xét các hộ được hỗ trợ bằng cách họp thôn rồi lấy ý kiến, các hộ giơ tay biểu quyết, sau đó lấy kết quả theo ý kiến số đông,
-Bước 2: Cán bộ xã Thành Lâm tổng hợp danh sách các thôn, sau đó xét duyệt danh sách từng thôn
-Bước 3: Cán bộ xã tổng hợp đối tượng thụ hưởng các thôn, lập danh sách gửi lên UBND huyện Bá Thước.
-Bước 4: UBND huyện lập gửi lên kho dữ liệu tỉnh Thanh Hóa
Bảng 4.1 Số lượng, tỉ lệ cán bộ đánh giá cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo
Chỉ tiêu
Cán bộ xã (n=22)
Cán bộ thôn (n=24) SL người trả lời Tỉ lệ (%) SL người trả lời Tỉ lệ (%) Hỗ trợ không phù
hợp trong đó 5 22,73 4 16,67
+ Sai đối tượng 5 22,73 4 16,67
+ Bỏ sót đối
tượng thụ hưởng 0 0 0 0
+ Tính trùng đối
tượng thụ hưởng 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )
Qua phỏng vấn một số cán bộ thôn và cán bộ xã đều khẳng định việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo, không bỏ sót đối tượng nào và không tính trùng đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn còn tình trạng sai đối tượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn đề ra.
còn một số trường hợp sai đối tượng. Nguyên nhân, khi cán bộ kiểm tra họ thường kê khai tài sản, thu nhập, thấp hơn thực tế, để được vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Nguồn: Phỏng vấn anh Quách Văn Dũng, PCT-UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Bảng 4.2: Số lượng, tỉ lệ chủ hộ đánh giá về cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo
Nhóm hộ
Hỗ trợ không phù hợp Hỗ trợ sai đối
tượng
Bỏ sót đối tượng thụ hưởng
Tính trùng đối tượng thụ hưởng
Số lượng Tỉ lệ(%) Số
lượng Tỉ lệ(%)
Số
lượng Tỉ lệ(%)
Nghèo 1 0,8 4 3,2 0 0,0
Cận nghèo 0 0 5 4,0 0 0,0
Trung bình 0 0 0 0,0 0 0,0
Khá 0 0 1 0,8 0 0,0
Tổng 1 0,8 10 8 0 0,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )
Theo ý kiến của một số chủ hộ về việc bình xét đối tượng thụ hưởng là chưa chính xác. Vẫn còn một số hộ bị bỏ sót chiếm 8% các thức bình xét chưa phù hợp chiếm 8,8% với các lý do khác nhau
Do chạy theo chỉ tiêu kế hoạch nên một số gia đình nghèo nhưng vẫn không được năm trong danh sách được xét, nhưng trên thực tế vẫn còn một số hộ nghèo thực sự cần được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ.
Nguồn: Phỏng vấn chị Hà Thị Thoa, 34 tuổi, thôn Cốc, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Việc bình xét đối tượng thụ hưởng của thôn vẫn còn một số hộ chưa hài lòng. Vì vậy, họ đã đưa ra các lí do được thể hiện cụ thể qua bảng 4.3
Bảng 4.3: Số lượng, tỉ lệ chủ hộ nêu lí do bình xét đối tượng thụ hưởng không phù hợp
Lý do Số lượng Tỉ lệ (%)
Chưa đúng đối tượng 5 4
Chưa xét đúng tiêu chí 1 0,80
Do không đủ chỉ tiêu 3 2,4
Không theo đúng tiêu chuẩn 1 0,80
Tương đương nhau, khó bình xét
nên bị bỏ sót 1 0,80
Tổng 11 8,8
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )
Như vậy, chỉ tiêu hộ nghèo chưa phù hợp với thực tế, còn xảy ra bệnh thành tích. Có sự áp đặt từ trên xuống về chỉ tiêu tỉ lệ hộ nghèo cho người dân.
4.1.1.2 Lập Kế hoạch
Cán bộ xã, thôn và người dân xã Thành Lâm không tham gia lập kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Do đó, phương pháp tiếp cận trong lập kế hoạch là từ trên xuống theo sự chỉ đạo của huyện cụ thể là Phòng NN và PTNN huyện Bá Thước.
Xã có nhiệm vụ thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo theo đúng nghị định, thông tư của cấp trên ban hành, chứ không tham gia lập kế hoạch. Do đó, xã không tham gia xác định các hỗ trợ ưu tiên đầu tư, các hỗ trợ còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa được lồng ghép để thực hiện các hỗ trợ có nguồn vốn lớn. Vì vậy, tôi mong muốn lập kế hoạch cần có sự tham gia của cán bộ và người dân.
Nguồn: Phỏng vấn chú Lương Văn Thuân, CT-UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )
Do lập kế hoạch chỉ dừng lại ở cấp huyện nên quá trình thực thi chính sách còn nhiều vấn đề bất cập ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo của xã. Chẳng hạn, năm 2014 xã được nhận hỗ trợ về giống cây cao su nhưng hỗ trợ này đã không phù hợp với điều kiện của địa phương do địa phương không được tham gia vào khâu lập kế hoạch.
Hộp 4.4: Bất cập khi người dân không tham gia lập kế hoạch
Do hỗ trợ giống cây cao su không phù hợp với đất, nên toàn bộ diện tích cây trồng bị chết, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thu nhập.
Nguồn: Phỏng vấn anh Lương Văn Ngâm, 33 tuổi, thôn Cốc, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
4.1.1.3 Huy động nguồn lực
Huy động nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của xã bao gồm: Nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.
Nguồn lực tài chính: Xã Thành Lâm là một xã nghèo thuộc chương trình 135, điều kiện kinh tế của xã còn khó khăn. Hàng năm, xã nhận được rất nhiều các hỗ trợ tài chính từ một số nguồn như Nhà nước, doanh nghiệp, để phục vụ cho hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Nhìn chung, nguồn hỗ trợ chủ yếu được cấp từ ngân sách Nhà nước thông qua
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Chương trình135/1998/QĐ-TTg, ngoài ra có một số doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp theo chương trình 30a của Chính Phủ. Cụ thể từ (năm 2012-2014) Nghị quyết 30a hỗ trợ 1,6 tỷ chiếm 58,39 %; Chương trình135 hỗ trợ 1,02 tỷ chiếm 37,23%, các hỗ trợ từ các doanh nghiệp 0,12 tỷ chiếm 4,38%. được thể qua bảng 4.4. Kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được phân bổ cho các hạng mục như hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi.
Bảng 4.4 :Các nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo của xã Thành Lâm
ĐVT: Triệu đồng
Chính sách Cơ quan hỗ trợ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng
Số tiền Tỉ lệ
(%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Chươngtrình 135 (giống, phân
bón, thủy lợi) Nhà nước 640 8,29 827 10,70 1685 21,82 3152 40,81 Chương trình 30a(giống, phân
bón, thủy lợi,thủy lợi Nhà nước 1293,6 16,75 1185,16 15,34 1805 23,37 4283,76 55,46
Dự án VIETTEL Doanh
nghiệp 0 0 0 70 0,91 70 0,91
Dự án của Kiểm lâm và Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Doanh
nghiệp 0 0 0 218 2,82 218 2,82
Tổng 1933,6 25,05 2012,16 26,04 3778 48,92 7723,76 100
• Về kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi
Hàng năm tại xã Thành Lâm nhận đươc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi từ các cơ quan hỗ trợ khác nhau như chương trình 30a , chương trình 135, dự án Viettell và dự án bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hỗ trợ cho một số loại giống cây trồng như: Keo,lát, xoan,cao su và một số giống vật nuôi như: Bò, gà rừng
Bảng 4.5: Kinh phí hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi từ năm (2012-2014) tại xã Thành Lâm thuộc các chương trình khác nhau
Năm
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi
Giống cây (keo, xoan,lat, cao su) Giống lúa, ngô Bò,gà
Tổng Số lượng (cây) Giá trị (triệu đồng) Số người được nhận Cơ quan hỗ trợ Số lượng (Kg) Giá trị (triệu đồng) Số người được nhận Cơ quan
hỗ trợ Số lượng
Giá trị (triệu đồng) Số người được nhận (người) Cơ quan hỗ trợ 201 2 0 0 0 2060 226,6 336 Nghị định 30 a 20 140 20 Chương trình 135 : 20 con bò 366,6 201 3 0 0 0 1956 215,16 319 Nghi quyết 30 a 10 70 10 Nghi quyết 30 a 285,16 201 4 3350 0 268 864 Chương trình 135,Dự án BTTN Pù Luông 137 205 203 Nghị quyết30 a 16 con bò + 400 con gà rừng 120 Gà :20Bò:26 Dự án BTTN Pù Luông 6 con ;Viettel 10 con. 593
Thu nhập từ rừng của các hộ hiện nay chủ yếu là từ cây luồng. Vì vậy,hỗ trợ giống cây trồng tạo điều kiện cho các hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại thu nhập cao hơn. Về hỗ trợ giống lúa, ngô có nhiều diễn biến rõ nét nhất các giống cũ, dài ngày, nhiễm sâu bệnh cho năng suất không ổn định đã được thay thế bằng các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng và các giống lúa thuần năng suất khá, chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và thị trường có sự chuyển biến tích cực theo hướng lựa chọn, bố trí mùa vụ thích hợp. Cùng với hỗ trợ về một số giống vật nuôi có giá trị cao giúp giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập từ chăn nuôi. Mặt khác vẫn còn một số đợt hỗ trợ có chất lượng giống cây trồng, vật nuôi chưa đảm bảo ảnh hưởng đến năng suất sản xuất của các hộ, nguồn kinh phí đầu tư cho hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi còn thấp.
• Về kinh phí hỗ trợ phân bón
Phân bón là một trong các yếu tố đầu vào quan trong cho quá trình sản xuất tại xã việc hỗ trợ phân bón dựa vào diện tích đất gieo trồng. Hỗ trợ phân bón để nâng cao năng suất cây trồng. Từ năm 2012 đến nay hỗ trợ phân bón ưu tiên cho các hộ nghèo do nguồn kinh phí cho hỗ trợ còn thấp, có một số đợt hỗ trợ còn chậm chưa phù hợp.
Bảng 4.6.: Kinh phí hỗ trợ phân bón từ năm (2012-2014) thuộc các chương trình khác nhau
Năm
Hỗ trợ phân bón Số lượng
(Kg)
Giá trị( Triệu đồng)
Số người
nhận Thuộc chương trình
2012 40500 567 336 Nghị quyết 30 a
2013 65200 912 203 Nghị quyết 30 a,
chương trình 135
2014 0 0 0
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Thành Lâm)
Hiện nay xã có 5/8 thôn được xây dựng đập thủy lợi phục vụ cho việc tưới lúa và hoa màu. Kinh phí hỗ trợ thủy lợi còn hạn chế nên thời gian thực hiện cho từng công trình còn kéo dài, một số thôn vẫn chưa được hỗ trợ xây dựng đập.
Bảng 4.7: Kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng đập thủy lợi xã Thành Lâm
Năm
Hỗ trợ đập thủy lợi
Thôn Số lượng Giá trị (triệu
đồng) Chương trình hỗ trợ Nghị quyết 30 a, chương trình 135 2012 Cốc 1 1000 2013 Đanh 1 815 2014 Mỏ, Chu, Đanh 3 3185
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Thành Lâm)
Quá trình thực thi chính sách hỗ trợ nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo từ năm 2012 xã đang có xu hướng chuyển từ hỗ trợ hiện vật sang đầu tư các công trình tập trung như xây dựng đập thủy lợi phục vụ cho việc tưới tiêu. Mặt khác nguồn vốn hỗ trợ cho thực thi chính sách còn thấp chưa đáp ứng đủ cho tất cả hộ nghèo.
Hộp 4.5: Ý kiến của CT- UBND xã Thành Lâm
Xã Thành Lâm vài năm gần đây, nhận được nhiều nguồn hỗ trợ nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo như hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ khoán chăm sóc rừng, hỗ trợ đất rừng sản xuất giúp các hộ giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống. Nhưng mức độ hỗ trợ chưa đảm bảo đủ vốn, một số hỗ trợ còn chưa kịp thời, các nguồn vốn hỗ trợ còn nhỏ lẻ.
Nguồn phỏng vấn chú Lương Văn Thuân, CT-UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Hộp 4.6: Ý kiến của CT-HND
Vốn hỗ trợ nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo còn thấp cụ thể năm 2014 Viet tell hỗ trợ 10 con bò giống cho 20 mươi hộ nghèo trong xã, như vậy 2 hộ
chung nhau 1 con, một trong 2 nhà nhận nuôi sau này sinh sản thì sẽ đưa cho hộ còn lại con bò con đó. Vì vậy nguồn lực không đủ gây khó khăn trong việc phân chia hỗ trợ, thời gian hỗ trợ không kịp thời.
Nguồn: Phỏng vấn anh Quách Văn Tĩnh, CT-HND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Nguồn lực về con người: UBND xã Thành Lâm Xã Thành Lâm bao gồm 22 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách, từng cán bộ trong xã giữa các chức vụ khác nhau. Để thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo, cán bộ xã lên kế hoạch thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ chuyên trách của xã phù hơp với chuyên môn của từng cán bộ.
Bảng 4.8: Số lượng, tỉ lệ cán bộ tham gia thành lập ban chỉ đạo về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo.
Hỗ trợ Cán bộ xã (n=22)SL Tỉ lệ (%) Cán bộ thôn (n=24)SL Tỉ lệ(%)
Nhận khoán, chăm sóc rừng 7 31,82 16 66,68
Đất rừng sản xuất 5 22,73 16 66,68
Đất nông nghiệp 7 31,82 16 66,68
Giống cây trồng vật nuôi 10 45,45 16 66,68
Phân bón 10 45,45 16 66,68
Tập huấn khuyến nông 5 22,73 8 33,33
Tham gia mô hình giảm nghèo 7 31,82 24 100
Tín dụng 2 22,73 8 33,33
(Nguồn: Văn phòng thống kê xã Thành Lâm).
Với mục đích nâng cao kiến thức và bồi dưỡng kĩ năng cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã các cán bộ thực thi chính sách được tham gia lớp bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn. Công tác bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ thực thi chính sách được các cán bộ huyện chỉ đạo, hướng dẫn và bồi dưỡng kiến thức về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã và kĩ thuật cho các cán bộ được áp dụng trực tiếp trong
quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ tại các địa phương. Số cán bộ tham gia bồi dưỡng tập huấn về chính sách được thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9 : Số lượng, tỉ lệ cán bộ được cử lên huyện tham gia bồi dưỡng tập huấn về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc