Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)

3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn điểm nghiên cứu tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh hóa vì các lý do sau:

Đây là một xã thuộc khu vực miền núi, xã thuộc chương trình 135, nhóm dân tộc ít người nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn .Do đó, trong công cuộc xóa đói giảm nghèo xã đã nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ từ các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng cho các lĩnh vực khác nhau

Là một xã thuần nông nên lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm hàng đầu. Các hộ trong xã đã nhận được các hỗ trợ như khoán chăm sóc rừng, hỗ trợ đất rừng, đất sản xuất, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, hỗ trợ khuyến nông, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ thủy lợi nhưng vấn đề thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo tại xã còn gặp nhiều khó khănchưa được nghiên cứu . Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã được công bố như niên giám thống kê các cấp; Số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp của xã Thành Lâm, huyện Bá Thước ; Các báo cáo tình hình đói của địa phương, điều kiện kinh tế, xã hội.

- Đó là những thông tin như: tình hình thực thi chính sách của các năm qua các chỉ tiêu đã được công bố, các chương trình chính sách giảm nghèo của cả nước, lý luận về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, tình hình thực thi chính sách nông nghiệp.

- Thu thập thông tin này từ các: Sở/phòng NN&PTNT huyện; cán bộ phụ trách nông nghiệp cấp xã,…….

- Thu thập bằng: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ,các báo cáo tài chính đã được công bố do cơ quan có thẩm quyết định. .

3.2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

TT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp

thu thập 1 Số liệu về cơ sở lí luận, thực tiễn

ở Việt Nam và thế giới

Sách báo, internet có liên quan

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Số liệu về địa bàn nghiên cứu :

Tình hình phân bổ đất, lao động, dân số, tình hình phát triển kinh

tế, cơ sở hạ tầng

Báo cáo tổng kết hàng năm của xã ; Các văn bản chính

sách của xã,

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo

cáo 3 Số liệu về các chính sách và kết

quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã

Báo cáo tổng kết của xã và các thôn

trong xã

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo

cáo 4 Số liệu về các chính sách hỗ trợ

sản xuất nông nghiệp đang được triển khai

Văn bản, chính sách của xã.

Tìm hiểu, khảo sát

3.2.2.3 Thu thập số liệu sơ cấp Chọn mẫu : Chọn mẫu hộ:

• Cách chọn hộ: Xã Thành Lâm có 867 hộ trong đó có 203 hộ nghèo chiếm 23,41%, 162 hộ cận nghèo chiếm 18,68%, còn lại 497 hộ trung bình, khá chiếm 57,91%.

Điều tra 125 hộ theo cơ cấu hộ của xã nên chúng tôi chọn mẫu hộ như sau:

Hộ nghèo: 125 x 23,41% = 29 ( hộ) Hộ cận nghèo: 125 x 18,68% = 24 ( hộ) Hộ trung bình -khá: 72 ( hộ)

29 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo và 72 hộ trung bình- khá.

- Cách chọn cán bộ: Chọn có chủ đích cán bộ xã bao gồm chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, chủ tịch hội nông dân, cán bộ chính sách xã hội và một số cán bộ thuộc ban giảm nghèo

Tại xã Thành Lâm ngành nghề đem lại thu nhập chính của các hộ hiện nay từ nông nghiệp chiếm 83,2%, còn CN, TTCN chiếm 1,6%, TM, DV chiếm 2,4%, ngoài ra nghành nghề khác bao gồm công chức và đi làm ăn xa chiếm 12,8% được thể hiện qua sơ đồ 3.1. Nhìn chung nghành nghề chủ yếu của các hộ là từ nông nghiệp. Chính vì vậy hỗ trợ nông nghiệp rất cần thiết và luôn được quan tâm đối với họ.

Biểu đồ 3.1 phân loại hộ theo nghề đem lại thu nhập chính hiện nay Bảng 3.5: Bảng thu thập thông tin từ hộ và cán bộ xã Thành Lâm Thông tin cần thu thập Nguồn cung cấp Phương pháp thu thập

thông tin thông tin

1 Tình hình thực thi chính sách

Bình xét đối tượng thụ hưởng

PCT Phỏng vấn sâu

Hộ, CB giảm nghèo Phỏng vấn bán cấu trúc

Lập kế hoạch triển khai CT xã Thành Lâm Phỏng vấn sâu

Hộ, Phỏng vấn bán cấu trúc

Huy động nguồn CT, PCT,CT-HND,

Hộ, CB giảm nghèo

Phỏng vấn sâu

Phân cấp, phân công thực thi chính sách

PCT xã Thành Lâm Phỏng sâu

Phổ biến tuyên truyền PCT xã Thành Lâm Phỏng vấn sâu

Giám sát và đánh giá PCT xã Thành Lâm Phỏng vấn sâu

2 Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ

Nhận khoán chăm sóc rừng, đất rừng sản xuất, đất nông

nghiệp

CB-CSXH Phỏng vấn sâu

Hộ Phỏng vấn bán cấu trúc

Vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi, phân bón)

CT,PCT, CT-HND Phỏng vấn sâu

Hộ Phỏng vấn bán cấu trúc

Tập huấn khuyến nông CB giảm nghèo Phỏng vấn sâu

Hộ,CB khuyến nông, CB Phòng cháy,chữa

cháy, CB thú y

Phỏng vấn bán cấu trúc

Hỗ trợ tham gia mô hình giảm nghèo

PCT,CT Phỏng vấn sâu

Hộ, CB khuyến nông Phỏng vấn bán cấu trúc

Tín dụng PCT,CB-CSXH Phỏng vấn sâu

Hộ Phỏng vấn bán cấu trúc

Hỗ trợ thủy lợi CT,CB giảm nghèo Phỏng vấn sâu

3.2.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS - Phương pháp phân tích số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này có sử dụng các phương pháp phân tổ, sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích ý nghĩa rồi đưa ra nhận xét.

+ Phương pháp so sánh : dựa vào các con số tính toán được, so sánh giữa các nhóm, các thời kỳ để thấy được sự biến động về sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.3.1 Chỉ tiêu về tình hình thực thi chính sách

- Số lượng cán bộ tham gia lập kế hoạch và trình độ của từng người - Tỉ lệ người dân tham gia bình xét đối tượng thụ hưởng (Tỉ lệ người dân tham gia bình xét đối tượng thụ hưởng = Số người tham gia bình xét đối tượng thụ hưởng/ Dân số trong xã)

- Tỉ lệ người dân biết về thông tin được hỗ trợ(Tỉ lệ người dân biết về thông tin được hỗ trợ = Số người biết được thông tin hỗ trợ/ Dân số trong xã)

- Số lần tuyên truyền chính sách

3.3.2 Chỉ tiêu về kết quả thực thi chính sách

- Tỉ lệ hộ được hỗ trợ giống, phân bón, mức hỗ trợ (Tỉ lệ được hỗ trợ= Số người được hỗ trợ/ Số người trong xã).

- Tỉ lệ hộ được hỗ trợ tín dụng, số lượng vốn được vay, thời gian vay, lãi suất vay (Tỉ lệ được hỗ trợ= Số người được hỗ trợ/ Số người trong xã).

- Tỉ lệ hộ được hỗ trợ tập huấn khuyến nông (Tỉ lệ được hỗ trợ= Số người được hỗ trợ/ Số người trong xã).

3.3.3 Chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách hỗtrợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèotrợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo

- Tỷ lệ người dân tham gia vào quá trình trực thi chính sách. - Tỷ lệ cán bộ tham gia công tác thực thi chính sách.

- Tỷ lệ các cán bộ xã, các cán bộ khuyến nông trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thuộc chương trình giảm nghèo

4.1.1 Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc các chương trình giảm nghèo tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Nhận biết được sự cần thiết của việc ban hành các chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo, dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, UBND xã Thành Lâm đã rất chú trọng tới công tác phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp được UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa thực hiện trong thời gian qua như: Chính sách hỗ trợ về khoán, chăm sóc bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi , chính sách hỗ trợ xây dựng đập thủy lợi. Theo các nghị quyết số 26-NQ/TƯ của ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khóa 10) về nông nghiệp nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Chương trình 135/1998/QĐ-TTg đang được thực hiện.

4.1.1.1 Bình xét đối tượng thụ hưởng

Để triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Cách bình xét đối tượng thụ hưởng tại xã Thành lâm cụ thể như sau:

-Bước 1: Từng thôn bình xét các hộ được hỗ trợ bằng cách họp thôn rồi lấy ý kiến, các hộ giơ tay biểu quyết, sau đó lấy kết quả theo ý kiến số đông,

-Bước 2: Cán bộ xã Thành Lâm tổng hợp danh sách các thôn, sau đó xét duyệt danh sách từng thôn

-Bước 3: Cán bộ xã tổng hợp đối tượng thụ hưởng các thôn, lập danh sách gửi lên UBND huyện Bá Thước.

-Bước 4: UBND huyện lập gửi lên kho dữ liệu tỉnh Thanh Hóa

Bảng 4.1 Số lượng, tỉ lệ cán bộ đánh giá cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo

Chỉ tiêu

Cán bộ xã (n=22)

Cán bộ thôn (n=24) SL người trả lời Tỉ lệ (%) SL người trả lời Tỉ lệ (%) Hỗ trợ không phù

hợp trong đó 5 22,73 4 16,67

+ Sai đối tượng 5 22,73 4 16,67

+ Bỏ sót đối

tượng thụ hưởng 0 0 0 0

+ Tính trùng đối

tượng thụ hưởng 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Qua phỏng vấn một số cán bộ thôn và cán bộ xã đều khẳng định việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo, không bỏ sót đối tượng nào và không tính trùng đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn còn tình trạng sai đối tượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn đề ra.

còn một số trường hợp sai đối tượng. Nguyên nhân, khi cán bộ kiểm tra họ thường kê khai tài sản, thu nhập, thấp hơn thực tế, để được vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo.

Nguồn: Phỏng vấn anh Quách Văn Dũng, PCT-UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Bảng 4.2: Số lượng, tỉ lệ chủ hộ đánh giá về cách thức bình xét đối tượng thụ hưởng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo

Nhóm hộ

Hỗ trợ không phù hợp Hỗ trợ sai đối

tượng

Bỏ sót đối tượng thụ hưởng

Tính trùng đối tượng thụ hưởng

Số lượng Tỉ lệ(%) Số

lượng Tỉ lệ(%)

Số

lượng Tỉ lệ(%)

Nghèo 1 0,8 4 3,2 0 0,0

Cận nghèo 0 0 5 4,0 0 0,0

Trung bình 0 0 0 0,0 0 0,0

Khá 0 0 1 0,8 0 0,0

Tổng 1 0,8 10 8 0 0,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Theo ý kiến của một số chủ hộ về việc bình xét đối tượng thụ hưởng là chưa chính xác. Vẫn còn một số hộ bị bỏ sót chiếm 8% các thức bình xét chưa phù hợp chiếm 8,8% với các lý do khác nhau

Do chạy theo chỉ tiêu kế hoạch nên một số gia đình nghèo nhưng vẫn không được năm trong danh sách được xét, nhưng trên thực tế vẫn còn một số hộ nghèo thực sự cần được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ.

Nguồn: Phỏng vấn chị Hà Thị Thoa, 34 tuổi, thôn Cốc, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Việc bình xét đối tượng thụ hưởng của thôn vẫn còn một số hộ chưa hài lòng. Vì vậy, họ đã đưa ra các lí do được thể hiện cụ thể qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Số lượng, tỉ lệ chủ hộ nêu lí do bình xét đối tượng thụ hưởng không phù hợp

Lý do Số lượng Tỉ lệ (%)

Chưa đúng đối tượng 5 4

Chưa xét đúng tiêu chí 1 0,80

Do không đủ chỉ tiêu 3 2,4

Không theo đúng tiêu chuẩn 1 0,80

Tương đương nhau, khó bình xét

nên bị bỏ sót 1 0,80

Tổng 11 8,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Như vậy, chỉ tiêu hộ nghèo chưa phù hợp với thực tế, còn xảy ra bệnh thành tích. Có sự áp đặt từ trên xuống về chỉ tiêu tỉ lệ hộ nghèo cho người dân.

4.1.1.2 Lập Kế hoạch

Cán bộ xã, thôn và người dân xã Thành Lâm không tham gia lập kế hoạch thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Do đó, phương pháp tiếp cận trong lập kế hoạch là từ trên xuống theo sự chỉ đạo của huyện cụ thể là Phòng NN và PTNN huyện Bá Thước.

Xã có nhiệm vụ thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo theo đúng nghị định, thông tư của cấp trên ban hành, chứ không tham gia lập kế hoạch. Do đó, xã không tham gia xác định các hỗ trợ ưu tiên đầu tư, các hỗ trợ còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa được lồng ghép để thực hiện các hỗ trợ có nguồn vốn lớn. Vì vậy, tôi mong muốn lập kế hoạch cần có sự tham gia của cán bộ và người dân.

Nguồn: Phỏng vấn chú Lương Văn Thuân, CT-UBND xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra )

Do lập kế hoạch chỉ dừng lại ở cấp huyện nên quá trình thực thi chính sách còn nhiều vấn đề bất cập ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo của xã. Chẳng hạn, năm 2014 xã được nhận hỗ trợ về giống cây cao su nhưng hỗ trợ này đã không phù hợp với điều kiện của địa phương do địa phương không được tham gia vào khâu lập kế hoạch.

Hộp 4.4: Bất cập khi người dân không tham gia lập kế hoạch

Do hỗ trợ giống cây cao su không phù hợp với đất, nên toàn bộ diện tích cây trồng bị chết, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và thu nhập.

Nguồn: Phỏng vấn anh Lương Văn Ngâm, 33 tuổi, thôn Cốc, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

4.1.1.3 Huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của xã bao gồm: Nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.

Nguồn lực tài chính: Xã Thành Lâm là một xã nghèo thuộc chương trình 135, điều kiện kinh tế của xã còn khó khăn. Hàng năm, xã nhận được rất nhiều các hỗ trợ tài chính từ một số nguồn như Nhà nước, doanh nghiệp, để phục vụ cho hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo. Nhìn chung, nguồn hỗ trợ chủ yếu được cấp từ ngân sách Nhà nước thông qua

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; Chương trình135/1998/QĐ-TTg, ngoài ra có một số doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp theo chương trình 30a của Chính Phủ. Cụ thể từ (năm 2012-2014) Nghị quyết 30a hỗ trợ 1,6 tỷ chiếm 58,39 %; Chương trình135 hỗ trợ 1,02 tỷ chiếm 37,23%, các hỗ trợ từ các doanh nghiệp 0,12 tỷ chiếm 4,38%. được thể qua bảng 4.4. Kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được phân bổ cho các hạng mục như hỗ trợ phân bón, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi.

Bảng 4.4 :Các nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo của xã Thành Lâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình giảm nghèo tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w