Trát, đánh màu và quét lớp chống thấm

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hầm sinh khí biogas cho hộ chăn nuôi, trang trại và ứng dụng thực tế của biogas (Trang 47)

Công trát giữ vai trò quyết định đảm bảo cho công trình kín nước và kín khí. Nhiệm vụ này được thực hiện chủ yếu bởi lớp vữa ở mặt trong của công trình. Do vậy không nên

trát mặt ngoài để tiết kiệm. Vữa trát dùng cát đen sạch và già, trộn theo tỉ lệ 1 ximăng 3 cát, tốt hơn nữa thi trộn với tỉ lệ 1 ximăng 2,5 cát. Yêu cầu chung đối với việc trát là phải đảm bảo độ dày và đồng đều, lớp trát được miết chặt, các góc các cạnh, mép phải tốt. Đối với bể nạp, chỉ cần trát một lớp vừa dày khoảng 1 cm, miết chặt rồi đánh màu bằng ximăng nguyên chất.

Đối với mặt trong của hầm, cần phải trát theo qui trình 5 lớp sau đây: 1- Cọ rữa sạch sẽ mặt cần trát nếu bị bẩn

2- Lớp 1: dùng hồ ximăng nguyên chất quét lên bề mặt cần trát

3- Lớp 2: trát lớp vữa mỏng 0,5cm theo tỉ lệ 1 ximăng 3 cát. Đợi cho lớp này hơi khô rồi dùng bai miết thật kỹ

4- Lớp 3: đợi cho 1-2 giờ cho lớp vữa trên đủ khô lại quét lớp hồ ximăng thứ 2 tương tự như bước 2

5- Lớp 4: trát lớp vữa thứ 2 tương tự như bước 3 6- Lớp 5: đánh màu bằng ximăng nguyên chất

7- Lớp phụ thêm: nếu muốn tốt hơn thì nên quét lớp chống thấm. Dùng hồ ximăng có pha gia chống thấm khí theo tỉ lệ 0,5-0,7% quét lên lớp trát vài lớp. Đợi cho lớp này khô rồi quét lớp tiếp theo. Lớp chống thấm này được quét chủ yếu ở phần chứa khí gồm vòm của hầm từ vị trí nối ống trở lên cho tới cổ của hầm và mặt dưới của vòm hầm

I. Lấp đất

Khi tường đã đủ cứng, nếu không có nước ngầm thì có thể lấp đất dần để giữ cho phần đã xây càng vững, không cần đợi xây xong mới lấp. Việc lấp đát cần làm cẩn thận để tránh cho công trình không bị sụt lở, nứt vỡ về sau. Nếu có cát hoặc xỉ đổ lấp xung quanh là tốt nhất, nhất là chân phần hầm sinh khí. Nếu gặp nước ngầm, nên trát kỹ đáy và phần chân tường để nước không thấm vào công trình. Nên yên tâm, không cần phải để rãnh thu nước thì có thể lấp dần. Nên lấp dần từng lớp khoảng 15 cm sau đó dầm chặt rồi lấp lớp tiếp theo. Chú ý lấp đều các phía của bể tránh làm cho tường hầm bị nứt vỡ

Đặt biệt quan tâm chèn kỹ phía dưới các ống nối vào và ra của bể nạp, khoang thứ ba (bể điều áp )

4.3. Kiểm tra độ kín nước và kín khí

Sau khi xây xong cần tiến hành kiểm tra kỹ độ kín nước và kín khí của toàn bộ công trình bao gồm tất cả thiết bị sản xuất và đường ống dẫn khí. Kinh nghiệm cho thấy một số nới đã không chú ý đến việc này, vội nạp nguyên kiệu nên khi đưa công trình vào làm việc mới thấy nhiều trục trặc. Do đó lại lấy kinh nguyên liệu ra để xử lý, gây lãng phí về nhân công và nguyên liệu nạp

a.Kiểm tra độ kín nước

Khi thiết bị được xây xong, cần quan sát bên trong thiết bị xem có những chỗ nứt xuất hiện ở đáy không. Dùng ngón tay hay que nhỏ gõ nhẹ vào nhiều vị trí bên trong tường xem có những chỗ rỗng xốp hay không. Những chỗ rỗng xốp là do lớp vữa trát bị bong . Những chỗ nứt hay bong cần phải đục ra trát lại

* Kiểm tra bằng cách đổ nước

Sau khi kiểm tra bằng quan sát trực tiếp, bước tiếp theo phải kiểm tra bằng cách đổ nước. Đổ nước vào tới nức tràn của thiết bị và chờ một thời gian cho tường hấp thụ nước bảo hòa. Khi mực nước đã ổn định, đánh dấu lấy mực nước. Theo dõi sau một ngày, nếu mực nước giảm đi không đáng kể là thiết bị đảm bảo kín nước. Khi có điều kiện theo dõi nhiều ngày. Nếu sau một tuần mà mực nước rút không quá 5% tổng số lượng nước trong thiết bị là đạt tiêu chuẩn kín nước. Nếu mực nước giảm nhanh là chứng tỏ có rò rỉ. Theo dõi tiếp cho tới khi mực nước ngừng lại không giảm nữa. Nhờ vậy có thể xác định chỗ rò rỉ nằm ở trên mức nước ổn định đã khoanh vùng tìm và xữ lý. Khi có nước cần lưu ý nếu đả đậy nắp khoang thứ 3 thì nên mở hết các cửa và van để đảm bảo thiết bị thông với không khí thật tốt. Nếu không khi đổ nước sẽ nén không khí bị nhốt kín trong thiết bị và dể làm cho hầm nứt vỡ.

b.Kiểm tra độ kín khí

*Kiểm tra độ kín khí của công trình bằng áp kế

Sau khi đã tin chắc thiết bị đạt yêu cầu kín nước mới tiến hành kiểm tra độ kín khí vì nếu không, những kết quả quan sát của phương pháp sẽ trình bày dưới đây sẽ khó kết luận hở khí hay hở nước. Vì khi thử độ kín nước ta đã bơm nước đầy tới cốt tràn nên để kiểm tra độ kín khí, ta phải bơm bớt nước ra cho tới mực nước còn cao hơn miệng dưới của ống lối ra khoảng 10 cm

Đậy nắp quan sát lại và dùng đất sét trát kín chỗ tiếp xúc. Nối hầm với áp kế bơm thêm nước để nén khí, tăng áp suất khí trong hầm. Theo dõi áp suất ở áp kế cho tới khi tăng tới khoảng 50 cm. Ngừng bơm nước và đánh dấu áp suất ở áp kế lại. Theo dõi mức thay đổi của áp suất. Nếu sau một ngày, áp suất chỉ giảm vài cm cột nước thì công trình đảm bảo độ kín khí

*Phát hiện chỗ xì

Nếu qua kiểm tra và kết luận thiết bị có chỗ rò rỉ khí, có thể phát hiện những chỗ xì như ta vẫn thường xăm xe đạp. Dùng nước xà phòng quét vào những chỗ nghi ngờ để phát hiện khí xì ra nhờ các bọt bong bóng. Đối với những đường ống cao su hoặc ống nhựa, có thể thổi hoặc bơm khí vào ống rồi nhúng vào bể nước để thử. Cũng có thể dùng khói để phát hiện chỗ rò rỉ. Cách thức tiến hành kiểm tra tương tự như kiểm tra bằng áp kế. Trước khi đổ nước để tạo ra áp suất dương. Những điểm có khói thoát ra là nơi xì khí. Việc đưa khói vào thiết bị đơn giản nhất là đốt một chất tạo khói mạnh như rắc lưu huỳnh hoặc cỏ ướt lên vỏ bào, mùn cưa trấu đang cháy trong một cái chậu rồi đặt chậu vào trong thiết bị để nổi trên mặt nước.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hầm sinh khí biogas cho hộ chăn nuôi, trang trại và ứng dụng thực tế của biogas (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w