Các giải pháp liên quan đến sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Siêu Thanh Hà Nội (Trang 71)

5. Nội dung của luận văn

3.2.2.1.Các giải pháp liên quan đến sử dụng vốn cố định

٭ Đánh giá lại giá trị thực của tài sản cố định

Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, thì sự thay đổi giá cả (hiện tương hao mòn vô hình) thường xuyên xảy ra. Điều đó làm cho nguyên giá của tài sản và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mặt giá trị thực tế của nó. Do vậy, hàng năm doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá, xác định giá trị thực của toàn bộ và của từng loại tài sản cố định dùng trong kinh doanh. Việc thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán chính xác khấu hao của tài sản cố định bị hư hỏng, mất mát tránh tổn thất trong quá trình sử dụng, đồng thời đây cũng là căn cứ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

٭Hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định.

Doanh nghiệp cần phản ánh đúng mức độ hao mòn của tài sản cố đinh và đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, với mỗi loại tài sản cố định, công ty phải tính toán đưa ra mức khấu hao hợp lý dựa trên công dụng, giá cả và thời gian hoạt động của tài sản đó.

Có như vậy, công ty mới khai thác, phát huy hết công dụng của tài sản, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoàn vốn trong thời gian nhất định, giảm lượng chi phí không cần thiết.

Để xây dựng cơ cấu hợp lý, doanh nghiệp nên tiến hành đầu tư vào các công trình đảm bảo giá thành rẻ, tạo lợi nhuận lớn, giup cho việc trả nợ vay được tốt hơn, vốn sẽ được bảo toàn và phát triển. Khi đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cần lực chọn công nghệ sản xuất hiện đại. Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc nâng cao năng suất lao động, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Đối với việc đầu tư các dự án xay dựng công trình bang nguồ vốn vay cần phải làm tốt tất cả các khâu: Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải chuẩn xác, chuẩn bị các thủ tục hồ sơ phải đầy đủ và giải ngân kịp thời, khi lập kế hoạch tài chính cần cân đối vốn có thể trả nợ trước thời gian để giảm số tiền phải trả lãi suất vay vốn, rút ngắn thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu tư, chống thất thoát ngay từ khâu thủ tục ban đầu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới, công ty cần chủ động và có trách nhiệm duy trì tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, chống xuống cấp và nâng cao yếu tố đảm bảo kỹ thuật cho sản xuât kinh doanh.

٭ Tiến hành nhượng bán, thanh lý tài sản thu hồi vốn kinh doanh

Đối với tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định hư hỏng chờ thanh lý, vật tư không cần dùng, vật tư ứ đọng kém phẩm chất, doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp cụ thể để đẩy nhanh công tác thanh, xử lý để thu hồi vốn tránh ứ đọng, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. Khi nhượng bán, thanh lý doanh

nghiệp lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức bán đấu giá, thông báo công khai.

Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp vấn đề tổ chức vốn lưu động có một vai trò quan trong. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng sản xuất được nhiều sản phẩm, nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để số vốn đó biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác thì số vồng quay vốn lưu động tăng lên, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

Nhìn chung trong năm qua, việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở Công ty là tương đối tốt, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Bên cạnh đó còn nổi lên một số vấn đề cần giải quyết.

Hiện nay tại Công ty, con số về giá trị hàng tồn kho tươnng đối cao nhất là nguyên vật liệu tồn kho. Trong tương lai khi nền kinh tế phát triên, Công ty cần tìm những đối tác tin cậy để có thể tạo co mình nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất kinh doanh mà không để vốn ứ đọng lâu. Trong thời gian tơi, Công ty phải làm sao để trong một thời gian mà lượng vốn lưu động quay vòng được nhiều nhất đem lại hiệu quả cao nhất có thể cho Công ty.

Vậy để quay nhanh được vòng quay vốn lưu động thì chỉ có biện pháp là làn sao bán được nhiều hàng nhất trong thời gian đó với mức giá hợp lý. Để bán được nhiều hàng không phải chỉ đơn giản là làm sao mời chào khách hàng mua nhiều hàng của mình với giá cao. Bởi vì Công ty không chỉ cần bán được hàng trong một lần cho mọi người, để tồn tại và phát triển trên thị trường cũng như các công ty kinh doanh khác, Công ty cần phải luôn luôn giữ vững và phát triển khác hàng hiện tại, tăng lượng khác hàng tiềm năng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty có thể áp dụng các biện pháp cụ thể sau:

- Về công nợ trong thanh toán: Điều kiện lý tưởng nhất là không chiếm vốn và không bị doan nghiệp khác chiếm dụng vốn điều này phù ợp với nguyên tắc

không để cho mình bị chiếm dụng vốn, hạn chế được càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó cũng nên tìm cách tăng các khoản vốn chiếm dụng hơp lý, tuy nhiên Công ty cũng cần phải hết sức thận trọng khi chiếm dụng vôn hay đi vay vốn của người khác. Phải có cơ cấu làm sao cho lượng vốn này không được quá lớn quá vốn tự có của Công ty để nâng cao khả năng tự trả về vốn của mình.

- Đối với những vốn lưu động là tài sản, Công ty cần phải điều chỉnh giá kịp thời, sát với thị trường, ngoài việc tính khấu hao bình thường Công ty cần phải tính hệ số trượt giá để phân bổ vào giá thành kinh doanh.

- Đối với vốn lưu động là hàng hóa, Công ty cần phải có mức dự trữ thích hợp, không quá thấ cũng không quá cao để cuối kỳ khi có đánh giá lại giá cả hàng hóa sẽ tính toán chênh lệch, đây là nguồn dữ liệu quan trọng cho công tác tính toán bảo toàn vốn. Công việc kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm, Công ty cần phải chủ động trong những trường hợp bất trắc xảy ra. Đối với hoạt động tài chính cần lập quỹ dự phòng giảm giá và tổn thất.

- Giảm tối thiểu lượng vốn đi vay, tăng nguồn vốn tự có, huy động vốn nhàn rỗi của mọi thành viên trong Công ty. Khi cần thiết phải vay nợ thì nên chọn các ngân hàng có điều kiện thuận lợi giá vay thấp.

- Trong quá trinh hoạt động của minh, Công ty không thể tránh được công tác giao dịch về các ngân hàng, bạn hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thanh toán, kinh doanh cần duy trì và phát huy tốt các mỗi quan hệ này. Điều này rất có lợi cho Công ty, Công ty có thể nhận được các khoản thanh toán đúng thời gian với các bạn hàng nâng cao uy tín của mình nhất là các bạn hàng thường xuyên.

3.2.3. Các chính sách vè nghiên cứu thị trường:

Song song với việc tổ chức tốt hơn việc sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú

trọng đến các chính sách về nghiên cứu thị trường.Đối với công việc tiến hành nghiên

cứu thì trường sẽ góp phàn giúp cho Công ty xác định được các đối thủ cạnh tranh, tập quán, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường về bản thân hàng hóa mà Công ty sản xuất và kinh doanh… từ đó có biện pháp, chính sách hợp lý về giá cả, sản phẩm, về các kênh phân phối cũng như các chính sách giao tiếp và khuyếch trương đúng lúc, tối ưu.

● Xây dựng và nâng cao hoạt động Marketing –PR trong doanh nghiệp

Marketing và PR là hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ hiện nay. Nhưng tại Công ty Cổ phần Siêu Thanh Hà Nội, các hoạt động Marketing và PR lại không được chú trọng và đầu tư hợp lý. Các hoạt động cơ bản của một phòng Marketing như : tìm kiếm tị trường, tìm kiếm đối tác và một phần ít các hoạt động phân tích đánh giá thị trường đều do phòng Xuất – Nhập khẩu đảm nhiệm. Có thể thấy, đã và đang tồn tại sự thiếu hụt nghiêm trọng vấn đề chuyên môn hóa trong các hoạt động tổ chức tại doanh nghiệp.

Thành lập thêm các phòng van cần thiết: Marketing – PR, phân tíchc tài chính. Đây là 2 phòng ban cực kỳ quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp thương mại mang tầm cỡ như Công ty Cổ Phần Siêu Thanh Hà Nội. Việc sử dụng các phòng chức năng không đúng chuyên môn kiêm các nhiệm vụ khác là điều nên tránh và cần được khắc phục. Vẫn biết rằng, đó là một cách tiết kiệm chi phí khá hợp lý nhưng nó chỉ nên áp dụng trong các doanh nghiệp mới được thành lập. Công ty Cổ Phần Siêu Thanh Hà Nội,về cơ bản, doanh nghiệp đã đi vào phát triển ổn định và tạo được những bước tiến rõ rệt. Chính vì vậy, xây dựng một chiến lược bền vững lúc này là hết sức cần thiết.

mở rộng thị phần và sẵn sang cạnh tranh với các “ ông lớn” là điều cần thiết. Với chức năng chuyên môn của một phòng Marketing, nó sẽ giúp doanh nghiệp:

Thứ nhất, xác định ại, chính xác và đày đủ hơn thị trường mục tiêu mà mình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã và đang và sẽ hướng tới nhằm tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Thứ hai, xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu cho chính doanh

nghiệp.

Thứ ba, xây dựng các chương trình, kế hoạch định vị và phát triển sản phẩm

mới, cải tiến sản phẩm cũ nhằm theo kịp sự phát triển của thị trường chung.

Thứ tư, nhận dạng và đánh giá được các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ

cạnh tranh tiềm năng từ đó xây dựng các định hướng phát triển và kế hoạch ứng phó kịp thời.

Nếu như phòng Marketing-PR giữ nhiệm vụ chủ yếu trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bên ngoài, phát triển thị trường bên ngoài thì một phòng phân tích tài chính chuyên nghiệp sẽ tạo cho doanh nghiệp sự bền vững về tài chính bên trong cũng như sự an toàn trong các quyết định đầu tư. Ngoài ra, sự xuất hiện cuả một phòng tài chính chuyên môn hóa như vậy sẽ góp phần giải phóng công việc cho phòng Kế toán, qua đó, thúc đẩy kết quả hoạt động chuyên môn chính của cả 2 phòng ban lên.

● Nghiên cứu và xây dựng các chiến lược phá triển cũng như chiến lược

cạnh tranh của riêng mình

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới luôn là nỗi lo của các nhà quản lý doanh nghiệp. Có đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc thị phần của doanh nghiệp bị đe dọa, nguy cơ phải chia sẻ khách hàng là hiện hữu. Có thể nói, đối thủ cạnh tranh đem đến cho doanh nghiệp những áp lực từ mọi phía, từ áp lực vô hình tới áp lực hữu hình, từ áp lực gián tiếp tới áp lực trực tiếp, từ áp lực hiện tại cho

Để có thể đối phó một cách nhanh và hiệu quả nhất với những áp lực cạnh tranh liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho minh những chiến lược phát triển đúng hướng, những kê hoạch chủ động đối phó nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Có rất nhiều hướng đi giúp doanh nghiệp có thể giành được lợi thế về phía mình như: tạo lợi thế cạnh tranh từ chi phí thấp, từ mẫu mã sản phẩm, từ chính sách bán hàng cho tới chính sách hậu mãi… Tuy nhiên, xét cho cùng, muốn xây dựng ưu thế cạnh tranh về lâu về dài và ổn định, doanh nghiệ nên nghĩ tới hướng xây dựng sự khác biệt hóa. Chỉ có sự khác biệt hóa liên tục mới giúp doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Do vậy, đối với Công ty Cổ Phần Siêu Thanh Hà Nội hiện nay, lựa chọn hướng đi khác biệt hóa là hoàn toàn phù hợp để xây dựng hướng phát triển cho riêng mình. Đó cũng là biện pháp tối ưu nhằm vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh.

3.2.4. Các giải pháp trọng tâm khác:

Ổn định và phát triển các hoạt động tài chính doanh nghiệp

Ai cũng biết rằng, nếu vấn đề nhân sự là vấn đề xương sống, quyết định của mỗi doanh nghiệp thì vấn đề tài chính được ví như các mạch máu, dẫn truyền sự sống cho doanh nghiệp đó. Một kế hoạch tài chính rõ ràng, khoa học là vấn đề căn bản cho một môi trường tài chính tốt. Nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí không cần thiết cũng như hạn chế tới mức tối đa vấn đề tham nhũng, biển thủ công quỹ. Bên cạnh đó, việc có một bản kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong ác hoạt động đầu tư cũng như tài trợ của mình. Qua đó, sẵn sang các phương án chuẩn bị cũng như đối phó với những thay đổi của ngoại lực, tác động của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh đến từ các đối thủ.

sự đầu tư nào đáng kể cho công tác thống kê, nghiên cứu và dự báo. Mặc dù, doanh nghiệp vẫn đạt được các kết quả kinh doanh khá tốt, khá ổn định, tuy nhiên, đó là lúc mọi điều kiện thuận lợi đang hướn về phía Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Chính điều này, đôi khi làm cho các doanh nghiệp mât đi sự cảnh giác và đề phòng. Một khi, xu hướng thị trường thay đổi, rất có thể, tình hình của doanh nghiệp sẽ quay đầu một cách nhanh chóng.

Nói như vậy để thấy rằng, nên có những kế hoạch phát triển dài hạn, xây dựng một bộ phận chuyên về thống kê, phân tích và dự báo các vấn đề về tài chính trong doanh nghiệp. Những hoạt động này nên được thực hiện theo phương châm ”phòng còn hơn chống”.

● Xây dựng và củng cố vấn đề nhân sự

Vấn đề nhân sự trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng là vấn đề quan trọng bậc nhất. Con người là nhân tố quyết định phần lớn sự thành công, thất bại trong công việc. Một đội ngũ cán bộ - một cơ cấu nhân sự tốt sẽ đảm bảo tính bền vững cho mỗi doanh nghiệp.

Bởi vậy, có thể nói, vấn đề xây dựng và củng cố đội ngũ nhân sự, cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết là điều hết sức cần làm vào luc này. Đó sẽ là những thế hệ kế cận, mang đến sự thay đổi tích cực hơn cho doanh nghiệp trong tương lai. Để cụ

thể hoa điều này, những hành động cần làm ngày đối với doanh nghiệp lúc này là:

●Xây dựng quan điểm nhận thức của cán bộ - công nhân viên về tinh thần đổi mới trong doanh nghiệp một cách rõ ràng

Quan điểm nhận thức quyết định đến thái độ cũng như hiệu quả công việc. Một quan điểm đúng đắn và tích cực sẽ giúp cán bộ công nhân viên quyết tâm hơn, qua đó phát huy được hết năng lực của bản thân.

Đây là một trong những yếu tố đang còn thiếu trầm trọng trong Công ty Cổ Phần Siêu Thanh Hà Nội. Dường như từ trước tới nay, các nhà quản trị, quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Siêu Thanh Hà Nội (Trang 71)