Kỹ thuật an toàn điện

Một phần của tài liệu giáo trình môn học an toàn lao động nghề chế biến tôm xuất khẩu (Trang 28)

1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu

1.2. Kỹ thuật an toàn điện

Trong các cơ sở chế biến điện đƣợc trang bị cho tất cả các máy thiết bị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống quạt thông gió... Việc thiếu hiểu biết hoặc không theo đúng quy trình, quy phạm dẫn đến các tai nạn do bị điện giật hoặc gây ra các sự cố dẫn đến cháy nhà, thiệt hại tài sản và ngừng trệ sản xuất.

Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định sau: - Khi vận hành các máy thiết bị, chỉ những ngƣời đã đƣợc đào tạo hƣớng dẫn mới đƣợc sử dụng

- Các thiết bị điện để lâu chƣa sử dụng khi dùng phải kiểm tra để tránh hiện tƣợng rò điện ra ngoài gây tai nạn về điện.

- Không sửa chữa các thiết bị điện khi chƣa ngắt cầu dao hoặc rút phích cắm.

- Các cầu nối với nguồn điên và đƣờng dây dẫn phải đƣợc bọc kín cách điện và đặt nơi khô ráo, thoáng mát.

- Khi đóng ngắt cầu dao hoặc điều khiển các thiết bị tay chân phải khô ráo

- Khi có sự cố về điện xảy ra phải ngắt cầu dao, kịp thời xử lý những sự cố tránh để xảy ra những tai nạn không nên có.

1.2.1. Nguyên nhân của tai nạn điện và cách phòng tránh a. Nguyên nhân

- Khi sửa chữa đƣờng dây của thiết bị, điện đang đƣợc nối với nguồn mà không cắt điện hoặc đã cắt điện nhƣng không treo biển báo ngƣời khác vô ý đóng mạch điện

- Sử dụng các dụng cụ điện vỏ bằng kim loại có bộ phận cách điện bị hỏng để điện truyền ra vỏ

- Do phóng điện

b. Biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa tai nạn điện

- Đảm bảo tốt cách điện của thiết bị điện

- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện

Hình 2.10 Sử dụng rào chắn các bộ phận mang điện

- Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly - Sử dụng tín hiệu, biển báo....

- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế

- Sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ, dụng cụ phòng hộ (đi ủng, găng tay, dùng gậy, sào cách điện...)

- Kiểm tra các thiết bị điện trƣớc khi sử dụng

1.2.2. Các dạng tai nạn điện a. Các chấn thương do điện

Chấn thƣơng do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện. Chấn thƣơng do điện sẽ ảnh hƣởng đến sức khoẻ và khả năng lao động, một số trƣờng hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trƣng của chấn thƣơng điện là :

- Bỏng điện: Do dòng điện đi qua cơ thể ngƣời hoặc do tác động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt rất cao (3.000 – 15.000 oC ), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.

- Dấu vết điện: Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết ở bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực.

- Co giật cơ : Khi có dòng điện qua ngƣời, các cơ bị co giật.

- Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang điện.

b. Điện giật

Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau :

- Cơ bị co giật nhƣng ngƣời không bị ngạt

- Cơ bị co giật, ngƣời bị ngất nhƣng vẫn duy trì đƣợc hô hấp và tuần hoàn .

- Ngƣời bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn . - Chết lâm sàng ( không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động )

Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85-87% số vụ tai nạn điện chết ngƣời là do điện giật.

1.2.3. Cấp cứu người bị điện giật

Khi có ngƣời bị điện giật bất cứ ai nhìn thấy cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu ngƣời bị nạn. Việc cứu ngƣời cần đƣợc tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có phƣơng pháp, bởi nó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân.

Vậy xử lý, cấp cứu ngƣời bị điện giật cần thực hiện theo trình tự hai bƣớc cơ bản sau :

a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

* Trường hợp cắt được nguồn điện : Thì cần nhanh chóng ngắt nguồn

điện bằng công tắc, cầu dao điện, … khi cắt cần chú ý :

- Nếu ngƣời bị nạn đang ở trên cao thì cần có biện pháp hứng đỡ khi ngƣời đó rơi xuống.

- Cắt điện trong trƣờng hợp này cũng có thể dùng dao, buá… có cán cách điện để chặt đứt dây dẫn điện .

Hình 2.11 Ngắt nguồn điện

* Trường hợp không cắt được nguồn điện :

- Nếu ngƣời bị nạn do điện hạ thế : Ngƣời cứu cần có biện pháp an toàn cá nhân tốt nhƣ dùng các vật cách điện : sào , gậy tre hoặc gỗ khô… để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân.

Hình 2.12 Tách nạn nhân khơi nguồn điện

- Nếu nạn nhân bị nạn do điện cao thế : Tốt nhất ngƣời cứu có các dụng cụ an toàn nhƣ đi ủng, găng tay cách điện…khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.

b. Cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện :

* Người bị nạn chưa mất tri giác : Cần đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, yên tĩnh và nhanh chóng chuyển ngƣời bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất.

* Người bị nạn mất tri giác : Nhƣng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu, cần

đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo thắt lƣng, xoa bóp toàn thân cho nóng lên và đƣa đến trạm y tế gần nhất .

* Người nạn nhân đã tắt thở : Cần đặt nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới

rộng quần áo thắt lƣng, sau đó hô hấp nhân tạo cho đến khi có y bác sĩ .

Hình 2.13 Hô hấp nhân tạo

Theo kinh nghiệm cho biết từ lúc bị điện giật đến một phút sau đƣợc cứu chữa ngay thì 90% trƣờng hợp đƣợc cứu sống, nếu để 6 phút sau mới cứu thì chỉ cứu sống khoảng 10%. Vì thế cứu chữa càng sớm càng tốt. Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phƣơng pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.

Một phần của tài liệu giáo trình môn học an toàn lao động nghề chế biến tôm xuất khẩu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)