1. Kỹ thuật an toàn lao động trong cơ sở sản xuất tôm xuất khẩu
1.3. Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy
1.3.1. Quá trình cháy, nổ
Quá trình cháy là quá trình kết hợp giữa chất cháy và oxi xảy ra rất nhanh kèm theo toả nhiệt và phát sáng.
Nổ là sự cháy trong chốc lát, một lƣợng chất cháy rất lớn trong thời gian rất ngắn phát sinh ra nguồn nhiệt lớn và kèm theo tiếng nổ.
1.3.2. Nguyên nhân gây cháy và tác hại a. Nguyên nhân
- Thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm
- Vi phạm quy trình sử dụng máy thiết bị, kho tàng...
- Sử dụng hệ thống điện không đảm bảo an toàn gây ra chập mạch, quá tải...
- Sử dụng lửa thiếu ý thức
- Do sét đánh vào công trình mà không có biện pháp ( thiết bị thu lôi ) chống sét.
b. Tác hại
- Thiệt hại tài sản
- Quá trình sản xuất bị gián đoạn, sinh hoạt bị ảnh hƣởng - Có thể thiệt hại về ngƣời
1.3.3. Biện pháp phòng cháy chữa cháy
Trong thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng công trình phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quy phạm an toàn phòng cháy chữa cháy.
Quản lý chặt các nguồn nhiệt
Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện
Tăng cƣờng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cấp nƣớc chữa cháy Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, hƣớng dẫn kiến thức phòng cháy chữa cháy.
Tăng cƣờng kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy chế phòng cháy chữa cháy.
1.3.4. Phương tiện và dụng cụ chữa cháy a. Nước:
Dùng nƣớc phun thẳng vào chất cháy làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh dẫn đến quá trình cháy không thể tiếp tục đƣợc. Để tăng diện tích tiếp xúc ngƣời ta có thể dùng hơi nƣớc hoặc bụi nƣớc.
Nƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ.
Tuy nhiên không thể dùng nƣớc để chữa cháy các kim loại hoạt động nhƣ K, Ca, Na, đất đèn hoặc những nơi có dầu và những nơi có điện.
Hình 2.14 Dùng nƣớc chữa cháy
b. Bình bột khô
Cấu tạo:
Cách sử dụng:
Khi có cháy xảy ra xách bình đến gần đám cháy, lộn bình lên xuống khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt bảo hiểm tra, tay trái cầm vòi hƣớng vào đám cháy, tay phải ấn vòi phun bột vào gốc lửa.
Chú ý:
Khi phun đứng xuôi theo chiều gió
Đặt bình ở những nơi râm mát, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng
Ba tháng kiểm tra bình một lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đổ thì phải mang bình đi nạp lại.
Bình chữa cháy bột khô sử dụng để chữa cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện ...
Hình 2.16 Cách sử dụng bình bột khô
c. Bình chữa cháy bằng khí CO2
Hình 2. 17 Cấu tạo bình CO2
Cách sử dụng:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hƣớng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò ( tuỳ theo từng loại bình )
Hình 2.18 Cách sử dụng bình CO2
Chú ý:
Không đƣợc phun CO2 vào ngƣời vì sẽ gây bỏng lạnh. Khi phun tay cầm loa phun phải cẩm đúng vị trí tay cầm ( vì cầm vào vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)
Bình chữa cháy CO2 phải đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng
Ba tháng kiểm tra lƣợng khí trong bình một lần bằng phƣơng pháp cân. Không dùng CO2 để chữa cháy phân đạm, kim loại kiềm và kiềm thổ, thuốc súng...
Ngoài những phƣơng tiện và dụng cụ chữa cháy ở trên ngƣời ta còn dùng các dụng cụ thô sơ nhƣ cát, xẻng, câu liêm, chăn... để chữa cháy ban đầu. Các dụng cụ này đƣợc trang bị rộng rãi, đƣợc sơn mầu đỏ để phân biệt với các dụng cụ khác và đặt ở nơi quy định mà mọi ngƣời dễ nhìn thấy.
Hình 2.19 Sử dụng chăn để chữa cháy