Bệnh thƣờng gặp và biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 80)

C. Ghi nhớ

1.Bệnh thƣờng gặp và biện pháp xử lý

1.1. Bệnh thƣờng gặp

1.1.1. Bệnh virut đốm trắng (White Spot Baculovirus - WSBV)

Dấu hiệu bệnh lý

Hình 20. Tôm sú bị bệnh đốm trắng A. Tôm bị bệnh đốm trắng

B. Giáp đầu ngực của tôm bệnh với các đốm trắng tròn

A

- Tôm bị bệnh thƣờng giảm ăn, dạt vào bờ, lờ đờ.

- Dấu hiệu đặc trƣng là xuất hiện các đốm trắng tròn nhỏ dƣới vỏ kitin, tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng (hình 20). Tôm bệnh có thể chuyển sang màu hồng.

- Bệnh phát triển rất nhanh tỷ lệ chết 90-100% trong vòng 3-7 ngày (hình 21).

- Trƣờng hợp bệnh cấp tính: tôm chết rất nhanh nhƣng không có các dấu hiệu đốm trắng.

- Trong thực tế, có trƣờng hợp đốm trắng do vi khuẩn và đốm trắng do pH cao. Đặc điểm khác nhau là:

+ Bệnh do vi rút: Đốm trắng dƣới vỏ kitin, chết nhanh

+ Bệnh do vi khuẩn: kèm theo dấu hiệu vỏ bị ăn mòn cụt râu, cụt đuôi, chết rải rác

+ Bệnh do pH cao: Đốm trắng sần sùi trên vỏ, pH nƣớc cao nhiều ngày liên tục

Do vậy, ngƣời nuôi cần theo dõi các dấu hiệu kèm theo để có kết luận cuối cùng. Không phải khi nào trên thân tôm xuất hiện đốm trắng cũng do vi rút đốm trắng.

Hình 21: Tôm sú trong ao nuôi chết do bị bệnh đốm trắng

Tác nhân gây bệnh

- Do vi rút đốm trắng gây ra, chúng ký sinh trong nhân tế bào: mang, dạ dày, biểu mô dƣới vỏ…

- Vi rút đốm trắng lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khoẻ và từ các các loài giáp xác hoang dã nhƣ tôm, cua sang tôm nuôi.

- Vi rút đốm trắng sống tự do trong môi trƣờng nƣớc rất ngắn chỉ 3-4 ngày, nhƣng tồn tại rất lâu trong các sinh vật mang mầm bệnh.

- Ở miền Trung Việt Nam, bệnh đốm trắng thƣờng phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp từ tháng 10-11 năm trƣớc đến tháng 2-3 năm sau.

- Sự phát sinh bệnh đốm trắng có liên quan đến thời tiết, khí hậu, tôm bị sốc do các yếu tố môi trƣờng biến động lớn vƣợt quá ngƣỡng thích hợp, mật độ nuôi cao.

1.1.2. Bệnh MBV (Monodon Baculovirus) ở tôm sú

MBV có thể nhiễm ở hầu hết các giai đoạn từ Zoea 2 đến tôm trƣởng thành; bệnh phổ biến ở tôm sú (P. monodon) và gây tác hại lớn.

Dấu hiệu bệnh lý

- Tôm Postlarvae bị nhiễm nhẹ không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. - Khi nhiễm nặng thƣờng có một số dấu hiệu:

+ Tôm yếu, bơi lờ đờ, cơ thể màu tối hoặc xanh lơ hay xanh đen, sinh trƣởng chậm.

+ Các phần phụ, vỏ kitin có hiện tƣợng hoại tử, có nhiều sinh vật bám. + Gan tụy teo lại có màu trắng hơi vàng.

+ Tôm chết rải rác, tỷ lệ chết tích lũy tới 90% nếu môi trƣờng không ổn định (Hình 22)

Hình 22. Tôm sú nhiễm bệnh MBV

Tác nhân gây bệnh

- Do Vi rút gây ra (Baculovirus); ký sinh trong nhân tế bào gan, tụy và tế bào biểu bì phía trƣớc ruột giữa của tôm.

- Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam có khoảng 70% bể Postlarvae có MBV (+).Tỷ lệ nhiễm BMV tăng cao khi ƣơng tôm giống trong ao đất, gần 90% ao ƣơng nhiễm MBV (Đỗ Thị Hoà, 2000).

- Vi rút MBV lây truyền từ tôm mẹ sang con, từ tôm bệnh sang tôm khoẻ, từ đáy ao. Mầm bệnh có thể nằm trong các thể ẩn theo phân tôm bị nhiễm bệnh ra ngoài môi trƣờng lắng xuống đáy ao trong nhiều năm và là nguồn lây bệnh cho tôm khoẻ (Theo Liao và ctv)

- Bệnh MBV có thể xảy ra quanh năm, nhất là khi tôm bị sốc do điều kiện môi trƣờng và mật độ cao.

1.1.3. Bệnh vi rút đầu vàng ở tôm he (Yellow head disease-YHD)

Ở Việt nam cũng xác định đƣợc nhiều một số hiện tƣợng tôm chết có dấu hiệu bệnh lý bệnh đầu vàng trong ao nuôi tôm sú thâm canh.

Hình 23. Bệnh đầu vàng trên tôm sú (Penaeus monodon) Nguồn: DV Lightner – Enaca

Dấu hiệu bệnh lý

- Biểu hiện đầu tiên tôm ăn nhiêu hơn mức bình thƣờng trong một vài ngày, sau đó dừng ăn.

- Tôm lờ đờ bơi trên tầng mặt gần bờ ao.

- Dấu hiệu đặc trƣng: phần đầu ngực màu vàng, sau 2-3 ngày có hiện tƣợng tôm chết và chết 100% trong vòng 7-10 ngày (Hinh 23)

Tác nhân gây bệnh

- Do vi rút dầu vàng gây ra (YHD)

- Thƣờng xảy ra ở những ao nuôi có điều kiện môi trƣờng xấu; vùng có mật độ trại nuôi cao; sau khi thả giống 20 ngày, nhất là 50-70 ngày trong các ao nuôi tôm sú thâm canh.

1.2. Biện pháp xử lý:

Bệnh vi rút gây tác hại rất lớn cho nghề nuôi tôm ở nƣớc ta nhƣng hiện nay chƣa có phƣơng pháp hữu hiệu trị nên phòng bệnh là chính.

- Chọn tôm giống đã qua kiểm dịch không nhiễm vi rút để thả nuôi thịt. - Hoặc loại bỏ tôm yếu, mang mầm bệnh trƣớc khi thả nuôi bằng kỹ thuật sốc formol: cho tôm giống vào một bể 0,5-1m3 với nồng độ formol 150- 200ppm và sục khí mạnh. Sau 30 phút dừng sục khí, xi phong loại bỏ những con chết, yếu ở đáy bể, còn tôm khoẻ thả xuống ao nuôi.

- Tẩy dọn ao kỹ trƣớc khi nuôi, diệt các sinh vật mang mầm bệnh cua, còng…

- Xử lý nƣớc bằng các chất diệt khuẩn trƣớc khi đƣa vào nuôi: formol, chlorin 20-30ppm.

- Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nƣớc và không lấy nƣớc trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của vi rút vào hệ thống nuôi.

- Quản lý chất lƣợng nƣớc, môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định, hạn chế tôm bị sốc.

- Chọn mùa vụ nuôi thích hợp với từng địa phƣơng. Ở miền Trung nên hạn chế nuôi vụ từ tháng 11-3.

Hình 24. Cán bộ Thú y thủy sản hướng dẫn nông dân xử lý nước trong vuông tôm bằng Chlorine

Khi phát hiện tôm bị bệnh do vi rút ngƣời nuôi tôm cần có các biện pháp hạn chế tổn thất và lây lan bệnh:

- Niêm phong cống, đồng thời thông báo với các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình (hình 24)

- Xử lý nƣớc tôm bệnh bằng Chlorin 30-70ppm, sau 3 ngày mới thải ra môi trƣờng ngoài.

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 80)