Quan sát tôm

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 49)

C. Ghi nhớ

5.Quan sát tôm

Tôm bị bệnh thƣờng có những biểu hiện:

- Màu sắc và mang tôm không bình thƣờng, chuyển sang màu hồng hoặc đen nhạt có mùi hôi.

- Hình dạng tôm thay đổi.

- Tôm bị mềm vỏ kéo dài hàng tuần và bị thƣơng tổn.

- Thân tôm có các đốm nâu, đốm trắng. Vỏ bị phồng và thối. Rong, tảo, bùn bám nhiều trên vỏ.

- Tôm bỏ ăn, tăng trƣởng chậm.

- Tôm bơi lội không bình thƣờng, lắng xuống đáy ao. Buổi sáng hay dạt vào bờ hoặc bơi nổi từng đàn trên mặt nƣớc.

Vì vậy để phát hiện bệnh, ngƣời nuôi cần thƣờng xuyên theo dõi hoạt động bơi lội, bắt mồi của tôm cũng nhƣ phát hiện những dấu hiệu không bình thƣờng trên tôm.

5.1. Quan sát sự thay đổi tập tính, hoạt động của tôm

5.1.1. Quan sát hoạt động bơi lội:

Tập tính của tôm là sống tầng đáy, khi tôm bị bệnh thƣờng có hiện tƣợng khác thƣờng:

- Tôm kéo đàn chạy lòng vòng xung quanh ao không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột không có thức ăn, chứng tỏ tôm nuôi có vấn đề về sức khỏe.

- Nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi; tôm đói; nền đáy bị ô nhiễm; hàm lƣợng ôxy thấp; hàm lƣợng khí độc cao; do đàn tôm giống quá nhạy cảm.

- Tôm bơi trên mặt nƣớc, dạt bờ (hình 5)

- Nguyên nhân có thể do hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp; hàm lƣợng khí độc cao...

Hình 5: Tôm bơi trên mặt nƣớc, dạt bờ

5.1.2. Quan sát mức độ ăn của tôm:

- Đánh giá sức khỏe tôm nuôi thông qua lƣợng thức ăn đƣợc sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết thức ăn, và lƣợng thức ăn có trong ruột tôm sau mỗi bữa ăn.

- Đa phần tôm bị bệnh có dấu hiệu ăn giảm, bỏ ăn: Kiểm tra nhá sau 2-3 giờ cho ăn thấy dƣ nhiều thức ăn

- Hiện tƣợng giảm ăn còn do những nguyên nhân khác: thức ăn lạ, ao bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi.

Hình 6: Kiểm tra tôm

5.2. Kiểm tra tôm

- Thực hiện hàng ngày, kiểm tra trên tôm kết hợp với kiểm tra thức ăn bằng sàng cho ăn

- Thực hiện định kỳ, kết hợp với kiểm tra sinh trƣởng của tôm bằng chài (hình 6)

- Kiểm tra màu sắc, vỏ, mang, phụ bộ, đƣờng ruột để phát hiện tôm bệnh. a. Kiểm tra vỏ và phụ bộ - Tôm khỏe mạnh + Vỏ sạch + Màu sắc tƣơi sáng + Phụ bộ bình thƣờng, không bị đứt hay ăn mòn Hình 7: Tôm khỏe mạnh

- Tôm bị bệnh: thƣờng có các dấu hiệu không bình thƣờng biểu hiện trên vỏ và

phụ bộ:

+ Vỏ bẩn, nhiều sinh vật bám (hình 8)

Hình 8: Tôm bị nhiều sinh vật bám

- Vỏ bị ăn mòn, có đốm nâu, đốm đen (hình 9A)

- Dƣới vỏ có đốm trắng (hình 9C) - Mất phụ bộ: bị đứt, hoại tử

+ Màu sắc thay đổi: màu tối, màu đỏ

C: Đốm trắng dưới vỏ kitin

b. Kiểm tra mang

- Tôm khỏe mạnh: mang rất sạch, màu trắng trong

- Tôm bệnh hay yếu màu sắc mang bị thay đổi do những nguyên nhân khác nhau:

- Mang tôm có màu nâu: do các chất bẩn bám vào mang (quá trình tự làm sạch kém).

- Mang tôm có màu đen (hình 9 B): bị tổn thƣơng do nhiễm khuẩn.

B: Tôm bị đen mang

- Mang tôm có màu hồng: do tôm sống trong môi trƣờng có hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp kéo dài (<3mg/l) (hình 9 D)

- Tôm sú có dấu hiệu đầu vàng: do bị bệnh đầu vàng

E: Tôm sú có dấu hiệu đầu vàng (2 con phía trên)

Hình 9: Các biểu hiện tôm bị bệnh ở mang

c. Kiểm tra đƣờng ruột, gan tụy, cơ

- Tôm khỏe:

+ Ruột đầy thức ăn

+ Gan tụy đầy, màu sắc bình thƣờng (hình 10A)

Hình 10 A: Gan tụy bình thường

- Tôm bệnh:

+ Màu sắc gan tụy thay đổi, không đầy, bị hoại tử (hình 10 B)

Hình 10B: gan tụy bị hoại tử

A

+ Cơ tôm (thịt) màu đục: có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ bị sốc, nhiễm nấm, nhiễm vi bào tử (hình 10C)

Hình 10C: Cơ tôm bị đục Hình 10: Các biểu hiện tôm bị bệnh ở gan tụy, cơ

- Ngoài ra tôm bệnh còn có các dấu hiệu:

+ Ruột có màu đỏ: có thể ăn tôm bị bệnh chết trong ao hoặc ăn giun nhiều tơ (phải kiểm tra tôm chết ở đáy ao)

+ Cơ tôm có những đốm đen: do nhiễm khuẩn cục bộ gây ra những vết thƣơng màu đen.

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 49)