Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 57)

C. Ghi nhớ

1.Bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị

1.1. Bệnh do vi khuẩn vibrio

Dấu hiệu bệnh lý

- Tôm bị bệnh thƣờng nổi lên mặt ao, dạt bờ, kéo đàn bơi lòng vòng. - Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn, ruột không có thức ăn và phân.

- Vỏ bị mềm, xuất hiện các vết hoại tử, ăn mòn trên vỏ và phụ bộ tạo nên những đốm đen, đốm nâu. - Đuôi tôm phồng lên và hoại tử, cụt dần (hình 11A).

Hình 11A: đuôi bị hoại tử

- Tôm có hiện tƣợng phát sáng vào ban đêm (Hình 11A)

- Bệnh cấp tính có thể gây chết. - Bệnh mãn tính gây chậm lớn, phân đàn.

Hình 11B: Tôm sú bị phát sáng Hình 11: Tôm sú bị bệnh vi khuẩn Vibrio

Tác nhân gây bệnh

- Do vi khuẩn Vibrio gây ra

- Vi khuẩn Vibrio phân bố ở nƣớc mặn thích hợp 20-400/00. Chúng có khả năng phá lớp vỏ kitin.

- Vi khuẩn Vibrio có nhiều trong nƣớc biển ven bờ, số lƣợng Vibrio có thể tăng lên nhiều lần vào những ngày biển động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới (Đỗ Thị Hoà, 1997).

- Vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân đầu tiên gây ra bệnh cũng có thể là tác nhân cơ hội khi tôm sốc do môi trƣờng thay đổi xấu hoặc bị nhiễm các bệnh khác nhƣ vi rút, nấm.

- Lây truyền theo nguồn nƣớc, dụng cụ sản xuất, tôm mẹ, tôm giống hay từ đáy ao.

Chẩn đoán bệnh:

- Dựa vào dấu hiệu bệnh lý

- Thu mẫu tôm bệnh gửi đến cơ quan kiểm dịch bệnh thủy sản  Phòng bệnh:

Áp dụng tổng hợp các biện pháp để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhƣ:

- Giữ chất lƣợng nƣớc ao nuôi tốt - Không nuôi mật độ quá cao - Tránh làm tôm bị tổn thƣơng

- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh cho xuống ao để giảm hàm lƣợng chất hữu cơ trong ao nuôi

- Giảm độ mặn nƣớc ao nuôi xuống 15 – 20%o có thể hạn chế vi khuẩn Vibrio phát triển

- Tăng cƣờng sức đề kháng cho tôm bằng quản lý môi trƣờng tốt và bổ sung vitamin C, A, E.

Trị bệnh:

Bệnh vi khuẩn thƣờng xảy ra khi nƣớc ao bẩn, tôm yếu, vì vậy nên áp dụng đồng thời các biện pháp:

- Cải thiện điều kiện môi trường: Xiphon đáy, thay nƣớc mới để làm giảm mật độ vi khuẩn trong nƣớc.

- Diệt vi khuẩn bên trong cơ thể tôm: Cho tôm ăn thuốc kháng sinh nhƣ Aueromycin hoặc Oxytetracycline, trộn với thức ăn theo liều lƣợng 1g/kg thức ăn trong 5-7 ngày. Hoặc Sulfamethoxine, Bactrim, Cotrim, liều lƣợng theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

- Diệt vi khuẩn trong môi trường nước ao: Cho chất diệt khuẩn xuống ao: formol 25ml/m3 hoặc Benzalkonium chloride (BKC), Iodine...theo hƣớng dẫn trên bao bì.

- Tăng sức đề kháng cho tôm: bổ sung vitamin C vào thức ăn. - Sử dụng dầu mực bao gói thức ăn: 5-10ml/kg thức ăn

- Kích thích lột xác bằng Saponine 10-15g/m3

1.1.2. Bệnh do vi khuẩn dạng sợi

Dấu hiệu bệnh lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôm bị bệnh thƣờng có dấu hiệu:

- Trên vỏ, trên mang tôm rất bẩn do có nhiều nấm bám, màu sắc thay đổi tùy vào loại sinh vật hay vật chất hữu cơ bị giữ lại trên vi khuẩn dạng sợi.

- Tôm yếu hoạt động khó khăn

- Tôm bệnh nặng thƣờng nổi đầu, dạt vào bờ và chết rải rác.

- Bệnh thƣờng gặp ở ao nuôi tôm thịt có hàm lƣợng chất hữu cơ cao, mật độ nuôi dày.

Hình 12. A,B: Mang tôm nhiễm khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor mức độ nặng (phóng đại 300 lần và 450 lần)

Tác nhân gây bệnh

- Chủ yếu do Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor và một số vi khuẩn dạng sợi khác: Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp…

- Bám trên mang, thân và các phụ bộ của tôm (hình 12).  Biện pháp trị bệnh:

- Cải thiện môi trường: thay nƣớc, quạt nƣớc

- Diệt vi khuẩn trên tôm: Tắm cho tôm bằng CuSO4 0,2-0,5g/m3 sau 4-6 giờ thay nƣớc

- Diệt khuẩn trong ao: bằng các chất diệt khuẩn: BKC, Iodine…sau đó thay một phần nƣớc trong ao.

- Tăng sức để kháng cho tôm: Bổ sung vitamin C

1.1.3. Bệnh phân trắng

- Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm nhƣ bệnh đốm trắng hay đầu vàng, cũng ít khi lan rộng thành dịch, nhƣng cũng làm giảm năng suất và thiệt hại cho ngƣời nuôi tôm.

- Bệnh thƣờng thấy ở tôm 40-50 ngày nuôi trở lên. Tôm trên 80-90 ngày tuổi nếu nhiễm bệnh thì thƣờng bệnh nặng.

- Thƣờng xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nƣớc cao hoặc ao nuôi mật độ cao (trên 40 con/ m2).

Dấu hiệu bệnh lý:

- Xuất hiện phân tôm màu trắng trên sàn ăn, hoặc nổi trên mặt nƣớc, dọc bờ ao, góc ao (cuối hƣớng quạt nƣớc, cuối hƣớng gió) (hình 13)

- Tôm giảm ăn hoặc không tăng ăn theo thời gian nuôi

- Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng cát ở phần cuối ruột.

- Tôm bị ốp, mỏng vỏ và teo nhỏ dần.

- Tôm chậm lớn.

Nguyên nhân:

Do nhiều tác nhân gây ra:

- Do trùng 2 tế bào Gregarine ký sinh trong ống gan và đƣờng ruột của tôm làm tổn thƣơng đƣờng ruột.

- Do vi khuẩn Vibrio là tác nhân cơ hội xâm nhập vào đƣờng ruột làm bệnh nặng hơn, gây hoại tử đƣờng ruột thành ruột có màu vàng hoặc trắng.

- Do cải tạo đáy ao không phù hợp hoặc những loại bệnh ảnh hƣởng trực tiếp đến gan tôm nhƣ MBV và HPV.

Biện pháp trị bệnh:

- Cải thiện môi trường: thay nƣớc, quạt nƣớc - Trị bệnh cho tôm: Cho tôm ăn chế phẩm vi sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trộn Zymetin... vào thức ăn: 5-10gram/1kg thức ăn hoặc trong trƣờng hợp bị căng thẳng trộn 10-20gram/1kg thức ăn

+ Hoặc cho tôm ăn kháng sinh Gregacin, sau khi khỏi bệnh cho tôm ăn chế phẩm vi sinh

Bảng 6: Một số thuốc kháng sinh sử dụng trị bệnh vi khuẩn

TT Thuốc kháng sinh

Đặc tính Công dụng Liều dùng

1 Oxytetracyclin Chất kết tinh màu vàng, Giảm hiệu nghiệm trong môi trƣờng kiềm.

Vi khuẩn có thể bị nhờn thuốc nếu dùng thời gian dài, lặp lại nhiều lần. Trị bệnh phát sáng, ăn mòn vỏ, đốm nâu, bệnh đƣờng ruột, hoại tử phụ bộ ở tôm. 1,5g/kg thức ăn, liên tục 10- 14 ngày kết hợp tắm 0,5- 2g/m3

2 Erythromycin Chất kết tinh màu tro Vi khuẩn có thể nhờn thuốc rất nhanh. Trị bệnh phát sáng, ăn mòn vỏ, đốm nâu ở tôm thịt. 4g/100kg tôm 3 Rifamyxin Trị bệnh vi khuẩn Vibrio spp, Pseudomonas spp…

Cho tôm ăn 50- 100mg/kg tôm/ngày, sử dụng liên tục 5-7 ngày.

4 Co-Trimoxazol Dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng, khó tan trong nƣớc, để ngoài ánh sáng dễ bị hiến chất nên cần bảo quản trong chai màu nâu. Trị bệnh đỏ thân, ăn mòn vỏ, phân trắng 20-50mg/kg tôm/ngày, liên tục 6 ngày, từ ngày thứ 2 giảm ½. 5 Sulfadiazine Dạng bột màu trắng hơi vàng, khó tan trong nƣớc. Để ngoài ánh sáng dễ bị hiến chất nên cần bảo quản trong chai màu nâu.

Trị bệnh đỏ thân, ăn mòn vỏ 150-200mg/kg tôm/ngày, liên tục 6 ngày từ ngày thứ 2 giảm đi ½ . 6 Gregacin Tổng hợp từ 2 loại kháng sinh: Monancin và Nofloxxacin theo tỷ lệ 4/3. Trị bệnh phân trắng 5-7g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày. Bảng 7: Một số chất sát trùng xử lý nƣớc trong phòng trị bệnh vi khuẩn và bệnh nấm TT Chất sát khuẩn Đặc tính Cách dùng 1 Vôi bột (CaO)

- Tiêu diệt sinh vật gây bệnh và địch hại của tôm

-Liều lƣợng: phụ thuộc vào pH đáy ao và nƣớc ao -Khử trùng đáy ao: 100kg/1000m2; - Khử trùng nƣớc: 15- 20g/m3 2 Chlorine - Dạng bột, màu trắng, có mùi clo, dễ hút ẩm, vón cục làm giảm tác dụng diệt trùng.

- Diệt diệt nhiều loại mầm bệnh: vi khuẩn, nấm, sinh vật bám...

- Xử lý nguồn nƣớc: 10- 30g/m3 sau 5-7 ngày sử dụng

- Phun xuống ao: 5- 15g/m3 tuỳ thuộc vào giai đoạn tôm để phòng trị bệnh tôm

ao tôm bị bệnh: >70 g/m3.

3 Thuốc tím

(KMnO4)

- Chất kết tinh màu nâu - Diệt trùng mạnh nhƣng không bền.

- Dễ mất dần tác dụng dƣới ánh sáng mặt trời, nên cần bảo quản trong lọ nâu đậy kín. - Xử lý nƣớc: 2-5 g/m3 sau 6 giờ sử dụng. - Tắm tôm giống: 10-15 g/m3 trong 0,5-1 giờ ở nhiệt độ 20-300C 4 BKC (Benzalkonium Chloride) - Dạng lỏng, có mùi clo - Diệt vi khuẩn rất mạnh; ôxy hoá chất hữu cơ và khí độc

- Cho vào ao: 0,4-0,5g/m3 để diệt vi khuẩn và khử độc.

Thƣờng dùng ở tháng nuôi thứ cuối

5 Iodine (PVP) - Dạng bột hay dung dịch,

nồng độ hoạt chất từ 11- 15%;

- Diệt vi khuẩn, nấm

- Xử lý nƣớc: 1-2g/m3 sau 24 giờ mới thả giống

- Cho vào ao nuôi tôm: 0,6-0,7 g/m3 để diệt vi khuẩn, nấm

1.2. Bệnh nấm thƣờng gặp và biện pháp phòng trị

Dấu hiệu bệnh lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tôm bị bệnh, mang tôm thay đổi từ màu trắng sang màu đen.

- Xuất hiện các đốm đen trên mang (hình 14), trên vỏ kitin và các phần phụ nhƣ chân bơi, chân bò, râu…nhƣng không có dấu hiệu ăn mòn tại các đốm đen, gây chết rải rác những con bị bệnh nặng.

Hình 14: Nấm Fusarium sp ký sinh gây bệnh đen mang ở tôm

Tác nhân gây bệnh:

Do nấm Fusarium gây ra và một số các nấm khác: Lagenidium, Sirolpidium, Haliphthoros, Atkinsiella.

Biện pháp trị bệnh

- Phòng bệnh là chính

- Chƣa có biện pháp trị bệnh hữu hiệu.

- Khi bệnh xảy ra có thể hạn chế sự phát triển bệnh bằng các biện pháp: + Cải thiện điều kiện môi trường: Thay nƣớc để giảm lƣợng chất hữu cơ trong ao nuôi

+ Hạn chế nấm phát triển: Cho formol 10-15/ml/m3 vào ao để tiêu diệt nấm

+ Tăng sức đề kháng: Bổ sung vitamin C vào thức ăn + Loại bỏ các con bị bệnh ra khỏi quần đàn.

Một phần của tài liệu giáo trình mo đun phòng trị bệnh tôm sú (Trang 57)