Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

c. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần

1.3.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp dòng tiền thích hợp với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng, các ngành lĩnh vực phát triển công nghệ cao như phần mềm tin học, chuyển

giao công nghệ... Đây là những doanh nghiệp có giá trị tài sản không đáng kể, nếu dùng phương pháp tài sản sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót, không phản ánh đúng tiềm năng phát triển thực của doanh nghiệp. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, thương mại… giá trị doanh nghiệp tập trung ở tài sản đồng thời bảng cân đối kế toán của những doanh nghiệp này phản ánh đầy đủ các hoạt động thì phương pháp tài sản là phương pháp thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp P/E là phương pháp tính toán nhanh và phù hợp với mọi loại hình công ty cổ phần. Phương pháp này phụ thuộc vào việc lựa chọn một hệ số P/E ngành hợp lý, tương đương với hệ số P/E của doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này mang tính chất tương đối do được suy ra từ hệ số P/E của ngành và P/E của các công ty tương đương. Do tính chất nhanh chóng và thuận tiện nên nó phù hợp với phân tích của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hơn là dùng để xác định giá trị doanh nghiệp dùng cho mua bán, sát nhập, cổ phần hoá. Đối với những thị trường chứng khoán mới phát triển , chỉ số ngành nghề là chưa đủ nên rất khó áp dụng.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không chắc chắn trong tương lai, không có khả năng dự báo được chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định thì kết quả định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền sẽ không đáng tin cậy, người thực hiện định giá nên dùng phương pháp định giá theo tài sản hoặc một phương pháp khác.

Đối với những doanh nghiệp không chi trả cổ tức (hay D=0), áp dụng phương pháp chiết khấu cổ tức DDM là không thể thực hiện được do dòng cổ tức quy về hiện tại sẽ bằng 0. Thật ra việc không chi trả cổ tức nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn giữ lại toàn bộ phần thu nhập của chủ sở hữu để thực hiện tái đầu tư sản xuất, điều này sẽ là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Do vậy đối với doanh nghiệp

loại này tốt nhất phản ánh đúng chính xác giá trị thực doanh nghiệp và giá trị vốn chủ sở hữu là áp dụng phương pháp dòng tiền DCF.

Dù thế nào thì xác định giá trị doanh nghiệp luôn phải dựa trên những quy định của luật phát do cơ quan thẩm quyền ban hành bởi vì nó phù hợp với chuẩn mực kế toán của từng quốc gia. Do vậy đây chỉ là cơ sở lý thuyết ban đầu để mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng những cách thức xác định giá trị doanh nghiệp sao cho phù hợp với mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Lý thuyết về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w