Những hạn chế trong hiệu quả hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TUẤN LINH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 25 - 29)

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động NK của công ty trong thời gian qua

3.2Những hạn chế trong hiệu quả hoạt động nhập khẩu

Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên, nhưng trong quá trình hoạt động, công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định. Xét riêng về hiệu quả kinh doanh, có thể thấy trong giai đoa ̣n qua công ty luôn có sự thay đổi thiếu ổn đi ̣nh. Điều này được thể hiê ̣n cu ̣ thể qua sự thay đổi lên xuống của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dưới đây.

Về lợi nhuận, mặc dù vẫn duy trì trị số dương, nhưng trong 5 năm qua, mức lợi nhuận của công ty tăng với tỷ lệ không đều, thiếu ổn định. Trong những năm 2003 – 2005, lợi nhuận của năm sau so với năm trước đều đạt mức tăng với tỷ lệ cao 19,3% và 21,9%. Nhưng sang những năm 2005 – 2007, lợi nhuận chỉ tăng ở mức 9,0% và 9,2%. Dù đã có sự cải thiện ở năm 2007, nhưng sự cải thiện này là không đáng kể. Có thể nói, lợi nhuâ ̣n có sự thay đổi như vâ ̣y là do sự biến đô ̣ng không đồng đều của cả doanh thu và chi phí hoa ̣t đô ̣ng nhập khẩu. Doanh thu, chi phí nhập khẩu tăng không tương ứng nhau (năm 2003 – 2005 mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí nhưng năm 2006 – 2007, mức tăng doanh thu la ̣i nhỏ hơn mức tăng chi phí) là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thiếu ổn đi ̣nh trong sự biến đô ̣ng của lợi nhuâ ̣n. Điều này đặt ra yêu cầu, trong thời gian tới, công ty phải tìm kiếm và áp dụng các giải pháp làm lơ ̣i nhuâ ̣n hoạt động kinh doanh nhập khẩu tăng trưởng ổn đi ̣nh, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng như hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của công ty nói chung.

Về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, dù những năm 2003 – 2005 tỷ số này luôn tăng, nhưng sang những năm 2006, 2007 tỷ suất này lại có sự biến đổi theo xu hướng bất lợi cho công ty. Năm 2006, tỷ suất này đã giảm xuống còn 13,2%. Điều này có nghĩa là trong doanh thu đạt được, lợi nhuận công ty thu được đã bị giảm đi mất 1,2% so với 14,4% năm 2005. Con số này còn tiếp tục giảm ở năm 2007 xuống còn 12,3%. Cũng có nghĩa là so với năm 2005, năm đạt

tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong giai đoạn này, năm 2007 công ty đã mất đi 2,1% lợi nhuận trong tổng doanh thu nhập khẩu. Trong những năm 2006 – 2007, chi phí nhâ ̣p khẩu tăng với tốc đô ̣ lớn hơn tốc đô ̣ tăng doanh thu (năm 2006 là 20,3% so với 18,7%, năm 2007 là 18% so với 16,8%) là nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuâ ̣n theo doanh thu của công ty giảm. Mặc dù vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận ở trị số dương nhưng sự biến đổi thiếu ổn định như trên cho thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty đang đi theo chiều hướng xấu. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng giảm. Như vậy, yêu cầu đặt ra với công ty là phải tìm kiếm giải pháp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng, hiệu quả kinh doanh nói chung cho công ty.

Về tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, vận động tương tự như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, trong khoảng thời gian qua, tỷ suất này cũng có sự biến động khá lớn. Việc tăng chậm trong những năm 2003 – 2005 từ 16,2% lên 16,8% và giảm mạnh trong những năm 2005 – 2007 từ 16,8% xuống còn 14,1% cho thấy hiệu quả của việc sử dụng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu ngày càng thấp. Qua đây có thể thấy, trong những năm gần đây, hiệu quả sử du ̣ng chi phí nhập khẩu của công ty đang có xu hướng đi xuống. Điều này đặt ra yêu cầu cho công ty trong việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, làm tăng hiệu sử du ̣ng chi phí nhập khẩu, qua đó làm tăng quả kinh doanh nhập khẩu cho công ty trong tương lai.

Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu, mặc dù liên tục tăng trong những năm qua, nhưng tốc độ tăng không đều giữa các năm, thậm chí còn có xu hướng chững lại trong 2 năm gần đây. Từ năm 2003 sang 2004, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng thêm 3,79% (từ 42,85% năm 2003 lên 46,64% năm 2004). Sang năm 2005, hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu của công ty tiếp tục tăng thêm 8,69% đạt mức 55,33%. Nhưng sang giai đoạn tiếp theo, tỷ lệ tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu của công ty không còn đạt mức cao như vậy. Năm 2006, công ty tăng thêm 2,11% hiệu quả

sử dụng vốn lên mức 57,44%. Đặc biệt, sang năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn của công ty chỉ tăng thêm được 0,56% lên thành 58,00%. Xu hướng tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu của công ty ngày càng chậm trên đây cho thấy trong những năm gần đây, công ty đã chưa chú trọng để có thể tận dụng, sử dụng triệt để vốn lưu động đầu tư cho hoạt động nhập khẩu của mình. Điều này đặt ra yêu cầu cho công ty phải tìm cách để vốn lưu động của công ty được sử dụng ngày càng ổn định, hiệu quả hơn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Về số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu, tuy trong nhiều năm qua chỉ số này tăng tương đối đồng đều (từ 3,08 vòng năm 2003 lên 4,70 vòng năm 2007), công ty đã liên tu ̣c nâng cao được số vòng quay của vốn lưu đô ̣ng nhập khẩu trong một kỳ kinh doanh nhưng nhìn chung tỷ lê ̣ tăng này còn thấp (trung bình tăng 0,42 vòng/năm). Điều này đặt ra yêu cầu trong tương lai, mô ̣t mă ̣t công ty cần rút ngắn và ha ̣n chế tối đa các khoảng thời gian ứ đo ̣ng vốn lưu đô ̣ng, mô ̣t mă ̣t công ty cần duy trì và củng cố các hoạt động hiện tại để vốn lưu động nhập khẩu của công ty có thể quay vòng nhiều hơn nữa, qua đó giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Về thời gian một vòng quay vốn, dù công ty liên tục có sụ rút ngắn thời gian cho một vòng quay vốn nhưng qua các năm sự rút ngắn đó không đồng đều, thiếu ổn định. Nếu như từ năm 2004 sang 2005, công ty đã tiết kiệm được thêm 15,14 ngày và 11,88 ngày cho năm 2006 thì sang năm 2007, công ty lại chỉ rút ngắn được thêm gần 6 ngày, chỉ bằng một nửa thời gian tiết kiệm được ở những năm trước đó. Điều này cho thấy thời gian một vòng quay vốn của công ty đang biến đổi theo hướng bất lợi. Yêu cầu đặt ra với công ty là tìm các biện pháp để tiếp tục rút ngắn thời gian một vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho công ty.

Về thời hạn thu hồi vốn, có thể nói xu hướng biến đổi của chỉ tiêu này không đồng đều. Mặc dù liên tục có sự thu hẹp về thời hạn thu hồi vốn nhưng

sự thu hẹp đó trong những năm gần đây diễn ra tương đối chậm. Nếu giai đoạn 2003 – 2005, công ty có thể thu hẹp thời hạn thu hồi vốn ở mức 0,22 kỳ năm 2004 và 0,35 kỳ năm 2005 thì sang giai đoạn 2005 – 2007, tỷ lệ thu hẹp thời hạn thu hồi vốn lại đạt mức rất nhỏ 0,07 kỳ cho năm 2006 và 0,03 kỳ cho năm 2007. Khoảng cách thời hạn thu hồi vốn khá nhỏ trong 3 năm gần đây cho thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty gần đây không thực sự tốt. Điều này đặt ra yêu cầu cho công ty phải áp dụng các giải pháp một mặt giải quyết vấn đề hạn chế vốn kinh doanh, một mặt thu ngắn hơn nữa thời hạn thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động nhập khẩu của công ty.

Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, nhiều năm qua hệ số này của công ty luôn được giảm thấp đi. Mặc dù có sự thay đổi ổn định, thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tích cực giữa các năm nhưng tỷ lê ̣ giảm của chỉ tiêu này còn thấp (trung bình mỗi năm giảm 0,02 đồng) . Điều này đặt ra yêu cầu công ty cần áp dụng các giải pháp để có thể duy trì, củng cố và nếu có thể tiếp tục giảm thấp hệ số đảm nhiệm này, làm cho hoạt động nhập khẩu của công ty ngày càng đạt hiệu quả cao.

Về năng suất lao động bình quân, dù hàng năm mỗi người lao động tạo ra một lượng doanh thu khá lớn cho công ty, nhưng sự vận động của chỉ tiêu này khá bất ổn. Năm 2004 năng suất lao động giảm so với năm 2003, sang năm 2005 lại tăng, đạt mức cao hơn năm 2003. Sang năm 2006, vẫn tiếp tục tăng nhưng với tỷ lệ rất nhỏ 5,5%. Sang năm 2007, năng suất lao động lại tăng với tỷ lệ khá lớn 16,8%. Sự biến đổi lúc tăng lúc giảm này của năng suất lao động một mă ̣t do chất lượng nguồn nhân lực của công ty không ổn định, mô ̣t mă ̣t do tâm lý người lao đô ̣ng chưa được khuyến khích thực sự hợp lý. Điều này đặt ra yêu cầu với công ty, trong tương lai phải ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm nhiều hơn nữa tới đời sống, thu nhâ ̣p của người lao đô ̣ng, qua đó ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Về lợi nhuận bình quân của công ty trong những năm qua dù luôn đạt trị số khá cao nhưng lại có xu hướng biến đổi không ổn định (năm 2003 – 2005

tăng, năm 2005 – 2006 giảm, sang năm 2007 la ̣i tăng). Sự tăng lên, giảm xuống của lợi nhuận bình quân một phần lớn có cùng nguyên nhân với sự biến đổi của năng suất lao động bình quân. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cho công ty phải tìm cách ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TUẤN LINH TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 25 - 29)