XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI HÀ NỘI 1.Quan điểm quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Chợ truyền thống trong thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội (Trang 29)

2. Các chính sách của nhà nước quy định về chợ 1 Các văn bản cụ thể của thành phố Hà Nộ

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CỦA CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI HÀ NỘI 1.Quan điểm quy hoạch phát triển

1.Quan điểm quy hoạch phát triển

Theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 26/12/2007 của Bộ Công thương Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và theo Quyết định số 03/2008/QĐ-BCT ngày 04/02/2008 của Bộ Công thương về việc đính chính Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT , quan điểm phát triển:

+ Đa dạng hóa nhiều loại hình và cấp độ, nhiều công năng, kết hợp truyền thống với hiện đại trong phát triển mạng lưới chợ.

+ Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, quy mô giao dịch, dòng vận động hàng hoá, điều kiện giao thông, nguồn lực và lịch sử, văn hoá, phong tục, truyền thống của các địa phương.

+ Phân bố mạng lưới chợ hợp lý và có trọng điểm, tương thích với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và của các ngành kinh tế.

+ Tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá, hiện đại hoá trong phát triển mạng lưới chợ.

+ Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển chợ, đồng thời đẩy nhanh xã hội hoá trong đầu tư phát triển mạng lưới chợ.

+ Phát triển mạng lưới chợ đòi hỏi phải có sự phối hợp và thúc đẩy nhịp nhàng với phát triển kinh tế hàng hoá, cải cách cơ chế lưu thông hàng hoá, nâng cao thu nhập của người nông dân.

Theo dự thảo Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội định hướng 2030 tầm nhìn 2050 thông qua Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tháng 4/2010, mạng lưới dịch vụ thương mại được định hướng:

+ Xây dựng mới trung tâm hội chợ triển lãm thương mại quốc tế (10 – 50 ha/khu) ở Mễ Trì và Đông Anh. Xây mới trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa gắn với mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng (50 – 100ha/khu) tại khu vực Mê Linh, Thường Tín – Phú Xuyên, Hòa Lạc, Thạch Thất, Gia Lâm; Mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng (20 – 50ha/trung tâm) gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên vùng tại Sóc Sơn, Thường Tín – Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

+ Khu vực nội đô, hình thành mới các trung tâm thương mại tổng hợp cấp thành phố (10 – 15 ha/khu) tại Tây Hồ Tây, Thượng Đình, Vĩnh Tuy… trên cơ sở chuyển đổi đất của Khu công nghiệp Cao Xà Lá và Dệt Minh Khai. Cải tạo nâng cấp tất cả các cơ sở thương mại, chợ hiễn hữu. Tăng cường các cơ sở thương mại, siêu thị và Minimart tại quỹ đất tái sử dụng để giảm thiểu chợ nhỏ lẻ trong các ngõ xóm, kinh doanh thương mại trên đường phố.

2.Xu hướng chuyển đổi chợ truyền thống

Trên thực tế, ngày càng nhiều người đến trung tâm thương mại hiện đại, siêu thị thay vì đến các khu vực mua bán truyền thống. Sự chuyển biến lớn trong xu hướng tiêu dùng này của dân cư quyết định xu hướng chuyển đổi của chợ truyền thống. Trong bối cảnh phải đối đầu, cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻ khác như siêu thị, cửa hàng, các “đội quân bán hàng di động”, nếu không theo kịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần. Hiện nay, chuyển đổi mô hình tổ chức chợ là biện pháp đang tiến hành có hiệu quả và sẽ là xu hướng mới cho sự tái sinh chợ truyền thống.

Chợ Cửa Nam là chợ đầu tiên trong 4 quận nội thành đã triển khai và đi vào hoạt động với mô hình trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống. Công trình có quy mô 13 tầng nổi, 4 tầng hầm với diện tích sử dụng hơn 10.000 m2, vừa làm chợ truyền thống, vừa làm văn phòng kinh doanh (trong đó, tầng hầm 1 là chợ truyền thống, sử dụng bán các mặt hàng rau xanh, thịt, cá, hàng khô và đồ da dụng; tầng hầm 2 sử dụng làm bãi đỗ xe…; từ tầng 1 trở lên làm Trung tâm

Theo thông tin từ Sở Thương mại Hà Nội, hiện Sở đang phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận lựa chọn chủ đầu tư và đẩy nhanh việc hỗ trợ doanh nghiệp đã được chọn triển khai thủ tục đầu tư xây dựng một số Trung tâm thương mại hiện đại gắn với chợ trên địa bàn thành phố như: Hàng Da, Hôm - Đức Viên, Cửa Nam, 19/12, Mơ, Ngã Tư Sở….

Hình 7 – Mô hình Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống

Nhiều ý kiến cho rằng sự kết hợp “hiện đại” trên sẽ không có hiệu quả và làm mất đi nét văn hóa của chợ Hà Thành. Dự án “Thành phố sống tốt hơn” - khởi xướng bởi tổ chức phi chính phủ HealthBridge (Canada), với mục đích can thiệp vào quá trình quy hoạch và phát triển các đô thị ở Việt Nam, nhằm đem lại cho người dân một cuộc sống lành mạnh cả về thể chất và tinh thần, qua những nghiên cứu xã hội học bước đầu cho thấy “văn hoá đi chợ” của người dân với cách xây dựng các chợ mới của thành phố Hà Nội chưa gặp nhau. 70% các hộ kinh doanh đặc biệt các mặt hàng như lương thực thực phẩm, đồ gia dụng cho rằng chợ chỉ nên được cải tạo cho đẹp và vệ sinh hơn. Còn việc đập đi xây lại là không nên. Với người bán hàng, chợ mới thường kèm theo khoản thuê cao hơn. Chỗ ngồi của các sạp hàng xáo trộn sẽ làm mất khách quen... Với người mua, 80% cho rằng những trung tâm thương mại thay thế cho chợ khiến họ rất khó mua hàng.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi kết hợp này cũng có nhiều mặt tích cực. Phát triển trên nền diện tích chợ truyền thống hiện tại quả là vị trí đắc địa cho bán lẻ. Lợi thế về địa điểm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Ví dụ trung tâm thương mại Parkson. Trung tâm thương mại này được triển khai ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tọa

lạc tại trung tâm thành phố - đường Hùng Vương, quận 5, với 3 mặt tiền đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Nguyễn Kim, đây là trung tâm thương mại lớn và sầm uất nhất đất Sài Gòn. Còn tại Hà Nội, Parkson đã khai trương được 2 năm nhưng sức hút cũng như hiệu quả không cao. Một nguyên nhân chính là do hạn chế về địa điểm. Đặt tại phố Thái Hà, quận Đống Đa, khu vực này tiếp giáp gần phía ngoại ô, không có các tuyến phố chính, đồng thời thu nhập dân cư chưa cao, kinh tế - xã hội phát triển chưa mạnh, khả năng tiếp cận của bất động sản với khách hàng tiềm năng bị hạn chế. Vì vậy, các trung tâm thương mại hình thành tại vị trí của chợ cũ sẽ có nhiều lợi thế. Kết hợp khu vực bán lẻ truyền thống- nơi có sẵn khách hàng mua sắm đông đảo cùng các nhóm thu nhập đa dạng, gần các điểm du lịch nổi tiếng, giao thông thuận tiện, hiệu suất sử dụng cũng như tỷ lệ doanh thu trên diện tích của trung tâm thương mại sẽ cao hơn.

Hình 8 – Chợ truyền thống đóng vai trò thu hút khách hàng đến trung tâm thương mại

Sự tái sinh chợ truyền thống sẽ tạo ra một mô hình bán lẻ hiện đại và tiện lợi. Với hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, đảm bảo tiêu chuẩn, tại khu vực chợ truyền thống nhiệt độ được kiểm soát, không khí mát mẻ, các điều kiện vệ sinh và sức khỏe được cải thiện, công tác phòng cháy chữa cháy được nâng cao, phân bổ ngành hàng có tổ chức hơn… đem lại trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng.

Việc nâng cấp chợ thành trung tâm thương mại là một phát triển tất yếu, nhưng quan trọng là chúng ta phải sắp xếp như thế nào khi tầng dưới dành cho tiểu thương kinh doanh tại chợ cũ quay lại và tầng trên vẫn có khách ra vào. Vấn đề mấu chốt là tổ chức kinh doanh như thế nào để không chồng

chéo, không cạnh tranh giẫm đạp lên nhau mà vẫn đảm bảo văn minh chung, thuận tiện cho người tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, chợ sẽ vẫn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các hình thức thương mại khác. Hơn nữa chợ vừa là một cơ sở kinh tế xã hội, vừa là một công trình văn hóa gắn với nếp sống cảnh quan, môi trường của một vùng lãnh thổ, hay một đô thị.

Quy hoạch phát triển chợ có ý nghĩa kinh tế xã hội và chính trị rất lớn. Chợ đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho mọi người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và dân nghèo đô thị; giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, buôn bán nhỏ mà không mất nhiều công đào tạo. Mặt khác, xét về lâu dài việc buôn bán nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại do sự thuận tiện, hợp thị hiếu với nhiều bà nội trợ mà các kênh phân phối khác khó sánh kịp. Nhà nước cùng các tổ chức, cá nhân kết hợp cùng quản lý, cải tạo và nâng cao chất lượng hệ thống chợ, trước hết là tại 4 quận nội thành Hà Nội.

Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng theo hướng mua sắm - giải trí. Đây là cơ hội rất lớn cho các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, chúng không thể thay thế được kênh phân phối truyền thống. Đó chính là chợ. Cả hai đối tượng này sẽ song song phát triển, vì vậy cần có những điều chỉnh phù hợp, linh động để nâng cao chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Chợ truyền thống trong thị trường mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w