2. Các chính sách của nhà nước quy định về chợ 1 Các văn bản cụ thể của thành phố Hà Nộ
2.3. Đánh giá nguồn cung về chợ truyền thống
Với chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các chợ, nguồn cung về chợ sẽ tương đối ổn định. Vì quỹ đất trống ở khu vực nội đô là không còn, mà việc chuyển đổi đất từ mục đích khác sang xây dựng chợ cũng sẽ rất khó khăn, do đó trong khu vực này chỉ có thể tu sửa, cải tạo và nâng cấp các chợ truyền thống hiện có. Trong 5 năm gần đây, thành phố Hà Nội đã có những dự án lớn chỉnh trang, cải tạo lại các chợ như chợ 19/12, chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Ngã Tư Sở và gần đây nhất là chợ Hàng Bè. Dự kiến đến năm 2030 sẽ quy hoạch lại hoàn thiện hơn hệ thống chợ khu vực nội thành, nâng cấp cơ sở vật chất các chợ hiện có, nâng cao chất lượng quản lý.
Hình 6 – Chợ Ngã Tư Sở hiện tại và tương lai
Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung các dịch vụ có kỹ thuật và chất lượng cao, những phố kinh doanh, chợ đầu mối lớn.Toàn quận Hoàn Kiếm hiện có trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh. Ngân sách luôn tăng theo tốc độ phát triển, năm 2007 đạt 915 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.255,5 tỷ đồng. Năm 2008, tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
tăng 24,7%. Nhiều ngành nghề thủ công truyền thống làm ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như chạm, khắc, kim hoàn, may, thêu, ren, đồ da, song, mây tre đan, hoa lụa, hoa giấy... đang phục hồi. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn và phát triển hoạt động của chợ truyền thống.
Mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích, nhưng dường như các nhà đầu tư không mấy quan tâm đến mảng thị trường bán lẻ này. Điều này cũng dễ dàng lý giải, bởi lẽ khả năng cạnh tranh của chợ so với các mục đích sử dụng đất khác là không cao. Lấy ví dụ trên diện tích 11.211m2 đang có của chợ Hôm –Đức Viên. Giả sử ta đang có 2 dự án đầu tư xây dựng chợ truyền thống và xây nhà ở cho thuê. Việc đầu tiên nhận ra đó là sự chênh lệch lợi nhuận hàng tháng. Với giá thuê kiôt tại chợ Hôm hiện nay khoảng từ 1- 5 triệu đồng/kiôt/tháng, ta tính bình quân khoảng 3triệu đồng /kiốt /tháng nhân với 782kiốt , được doanh thu của chợ là 2.346 triệu đồng/ tháng. Còn nếu xây nhà cho thuê trên diện tích trên với giá thuê mặt bằng hiện nay, vị trí nằm ở Phố Huế, đoạn từ Nguyễn Du đến Nguyễn Công Trứ là 3 – 6 triệu đồng/ m2/ tháng, ta cũng tính bình quân 3 triệu đồng/m2/ tháng. Tuy nhiên doanh thu thu được lại lớn hơn rất nhiều. Cụ thể: 3triệu đồng/ m2/tháng x 10.000m2 (tính 90% tổng diện tích) x 3 tầng (giống chợ Hôm) = 90.000 triệu đồng/tháng. Chưa xét đến các mục đích sử dụng khác đem lại lợi nhuận cao hơn như xây trung tâm thương mại, xây nhà chung cư hoặc phân lô bán nền. Nhà đầu tư luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà lợi nhuận từ chợ đem lại không có sức hút, khó có sự cạnh tranh nên việc tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp đầu tư vào mảng thị trường chợ truyền thống không nhiều, họ chủ yếu là hỗ trợ Nhà nước.
CHƯƠNG IV: