Nguyên lý chuyển giao mềm:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MẠNG DI ĐỘNG 4G_LTE CHI TIẾT NHẤT (Trang 44)

Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Đối với chuyển giao cứng, một quyết định xác định là có thực hiện chuyển giao hay không và máy di động chỉ giao tiếp với một BS tại một thời điểm. Đối với chuyển giao mềm, một quyết định có điều kiện được tạo ra là có thực hiện chuyển giao hay không. Tùy thuộc vào sự thay đổi cường độ kênh hoa tiêu từ hai hay nhiều trạm gốc có liên quan, một quyết định cứng cuối cùng sẽ tạo ra để giao tiếp với duy nhất một BS. Điều này thường diễn ra sau khi dữ liệu đến từ một BS chắc chắn sẽ mạnh hơn các tín hiệu đến từ BS khác. Trong thời kì chuyển tiếp của chuyển giao mềm, MS giao tiếp đồng thời với các BS trong tập hợp tích cực(Tập hợp tích cực là danh sách các cell hiện đang có kết nối với MS).

Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, một máy di động đồng thời giao tiếp với cả hai hoặc nhiều cell(đối với cả hai chuyển giao mềm) thuộc về trạm gốc khác nhau của cùng một điều khiển mạng vô tuyến(intra – RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô tuyến khác nhau(inter – RNC). Trên đường xuống (DL), máy di động nhận các tín hiệu để kết hợp với tỉ số lớn nhất. Trên đường lên (UL), kênh mã di động được tách bởi cả hai BS(đối với cả hai kiểu SHO), và được định tuyến đến bộ điều khiển vô tuyến cho sự kết hợp lựa chọn. Hai vòng điều khiển công suất tích cực đều tham gia vào chuyển giao mềm: mỗi vòng cho một BS. Trong trường hợp chuyển giao mềm hơn, một máy di động được điều khiển bởi ít nhất hai sector trong cùng một BS, RNC không quan tâm và chỉ có một vòng điều khiển công suất hoạt động. Chuyển giao mềm và chyển giao mềm hơn chỉ có thể xảy ra trong cùng một tần số sóng mang, do đó chúng là các qua trình chyển giao trong cùng tần số.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MẠNG DI ĐỘNG 4G_LTE CHI TIẾT NHẤT (Trang 44)