Điều khiển công suất vòng kín

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MẠNG DI ĐỘNG 4G_LTE CHI TIẾT NHẤT (Trang 40)

b) Fading chọn lọc tần số và fading phẳng

2.7.2 Điều khiển công suất vòng kín

UE sẽ điều chỉnh công suất phát của mình dựa trên lệnh TCP. Lệnh TCP được phát dựa bởi eNodeB đến UE, dựa trên SINR mong muốn và SINR mà eNodeB thu được. Trong hệ thống điều khiển công suất vòng kín , bộ thu đường lên tại eNodeB ước lượng SINR của tín hiệu thu và nó so sánh với giá trị SINR mong muốn. Khi SINR thu được thấp hơn SINR mong muốn, lệnh TCP được phát đến UE yêu cầu tăng công suất phát. Ngược lại, lệnh TCP sẽ yêu cầu UE giảm công suất phát.

Thích ứng nhanh được áp dụng quanh điểm hoạt động vòng hở để tạo thành điều khiển công suất vòng kín. Điều này có thể điều khiển can nhiễu và tinh chỉnh công suất để phù hợp với điều kiện kênh truyền (bao gồm fading nhanh). Tuy nhiên, do tính trực giao ở đường lên của LTE, điều khiển công suất vòng kín của LTE không cần sử dụng điều khiển công suất vòng kín nhanh như áp dụng đối với ở WCDMA (để tránh vấn đề gần xa). Thay đổi băng thông phát cùng với việc thiết

lập MSC để đạt được đến tốc độ dữ liệu phát mong muốn.

Hình 2-30: Điều khiển công suất vòng kín

Delta- MCS: cho phép công suất trên khối tài nguyên thích nghi theo tốc độ phát dữ liệu thông tin. Công suất phát đòi hỏi trên khối tài nguyên là (2k.BPRE – 1). Trong đó BPRE là tỷ số số bit thông tin trên thành phần tài nguyên RE trong một RB, k là hệ số tỷ lệ và giá trị thích hợp cho k là 1.25 đối với công suất offset phụ thuộc vào MCS.

2.8 Chuyển giao.

Các mạng di động cho phép người sử dụng có thể truy nhập các dịch vụ trong khi di chuyển nên có thuật ngữ “tự do” cho các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên tính “tự do” này gây ra một sự không xác định đối với các hệ thống di động. Sự di động của các người sử dụng đầu cuối gây ra một sự biến đổi động cả trong chất lượng liên kết

và mức nhiễu, người sử dụng đôi khi còn yêu cầu thay đổi trạm gốc phục vụ. Quá trình này được gọi là chuyển giao .

Chuyển giao là một phần cần thiết cho việc xử lý sự di động của người sử dụng đầu cuối. Nó đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ vô tuyến khi người sử dụng di động di chuyển từ qua ranh giới các ô tế bào.

Trong các hệ thống tế bào thế hệ thứ nhất như AMPS, việc chuyển giao tương đối đơn giản. Sang hệ thống thông tin di động thế hệ 2 như GSM và PACS thì có nhiều cách đặc biệt hơn bao gồm các thuật toán chuyển giao được kết hợp chặt chẽ trong các hệ thống này và trễ chuyển giao tiếp tục được giảm đi. Khi đưa ra công nghệ CDMA, một ý tưởng khác được đề nghị để cải thiện quá trình chuyển giao được gọi là chuyển giao mềm. Với hệ thống 3G và 4G thì quá trình chuyển giao trở lên khá phức tạp, bao gồm chuyển giao giữa các trạm BTS trong cùng một mạng, chuyển giao giữa các công nghệ mạng, chuyển giao giữa các tần số. Chuyển giao có thể thực hiện bởi nhà mạng, thiết bị đầu cuối, người sử dụng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MẠNG DI ĐỘNG 4G_LTE CHI TIẾT NHẤT (Trang 40)