Đánh giá công tác nguồn vốn, rút ra bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây (Trang 31 - 32)

2 Peter,S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

B.3.Đánh giá công tác nguồn vốn, rút ra bài học kinh nghiệm.

Đánh giá kết quả thực hiện

So sánh kết quả thực hiện được tại năm 2007 giữa chỉ tiêu được giao với kết quả thực hiện được :

ĐV: tỷ đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh với KH

Nguồn huy động -VNĐ -Ngoại tệ 855 730 125 778 650 128 92.16% 89.04% 102.4% Dư nợ cho vay nền kinh tế

-VNĐ-Ngoại tệ -Ngoại tệ 510 435 75 523 452 70 102.55% 103.9% 93.33% Cơ cấu dư nợ

-Cho vay không có ĐB TS

- Cho vay DNNN 49%

44% 22.92%17.45%

Qua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 có một số nhận xét :  Những chỉ số không đạt so với kế hoạch được giao gồm + Tổng nguồn vốn huy động theo VNĐ, USD.

+ Dư nợ vay cho nền kinh tế theo ngoại tệ.

Nguyên nhân: do cách hình thức thu hút nguồn vốn chưa hiệu quả và tới gần cuối năm 2007 thị trường cho dấu hiệu ban đầu của nền kinh tế nguy cơ gặp khó khăn, nhu cầu chi tiêu cuối năm cao, làm cho công tác huy động hoàn thành với kế hoạch được giao.

Trong quản lý chưa có sự tách bạch giữa nghiệp vụ chính sách và nghiệp vụ kinh doanh. Do đó tạo sức ỳ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nghiệp vụ sử dụng vốn hiện nay chủ yếu là hoạt động tín dụng nhưng trong mảng này chưa mở rộng được hoạt động cho vay mới chẳng hạn tín dụng thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay tiêu dùng thì chỉ áp dụng cho thành phần kinh tế nhà nước.

Hoạt động đầu tư thì chủ yếu tập trung vào mua các tín phiếu và tín dụng kho bạc chưa mạnh dạn đầu tư vào các loại chứng khoán khác.

 Và đối với chỉ số còn lại đều đạt theo kế hoạch được giao cho, đặc biệt đối với con số cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thì chỉ tiêu giao cho là 49% lớn hơn so với chỉ tiêu năm 2006 chỉ đạt 36% và năm 2005 là 44%.

Nguyên nhân: trong giai đoạn này thì mục tiêu đề ra nhằm khuyến khích hình thức cho vay đối với khách hàng không có tài sản đảm bảo, mở rộng cho vay đối với nền kinh tế.

Bài học kinh nghiệm

 Xây dựng nguồn vốn phải thật phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô nói chung và đối với nền kinh tế địa phương nói riêng, và có những điều chỉnh linh hoạt hơn trong quản lý nguồn vốn của ngân hàng.

 Cần phải xác định được cơ cấu huy động vốn phù hợp với kỳ hạn cho vay, mỗi giai đoạn khác nhau thì mục tiêu không giống nhau vì trong mỗi thời kỳ mục tiêu hướng tới của nền kinh tế có sự khác nhau: có những giai đoạn khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì cơ cấu vốn hướng tới những nguồn tiền gửi trung và dài hạn, nhằm xây dựng hoạt động cho vay lâu dài đối với các doanh nghiệp, còn trong giai đoạn này nền kinh tế không ổn định: mục tiêu hiện nay là giảm mức lạm phát, chính vì thế dư nợ cho vay năm 2008 bị giảm mạnh so với 2007 và dừng lại ở con số: 26,1% với mục tiêu ổn định thị trường tránh gây tình trạng nền kinh tế suy thoái, do các đối tượng được vay dưới hình thức này không có đủ khả năng thanh toán, dẫn tới hiện tượng phá sản của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây (Trang 31 - 32)