Thành phần, tính chất chất thải rắn thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và dự báo chất thải rắn trên địa bàn thành phố móng cái phục vụ cho giai đoạn vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố móng cái (Trang 49)

Các phƣờng trung tâm thuộc thành phố Móng Cái là nơi tập trung đông dân cƣ và là nơi phát sinh một khối lƣợng lớn các CTRSH. Do đời sống của ngƣời dân đô thị ngày càng đƣợc nâng cao, lƣợng rác thải tính theo đầu ngƣời ngày càng tăng. CTRSH tại thành phố Móng Cái có tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tƣơng đối cao (vào khoảng 60,7%), còn lại là các chất thải rắn khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Móng Cái thƣờng thay đổi tùy theo mùa, khu vực và thời gian.

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phố Móng Cái đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 - Thành phần chất thải rắn thành phố Móng Cái

TT Thành phần Tỷ lệ %

1 Chất hữu cơ: Thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả... 60,7 2 Plastic: Chai, lọ, hộp, túi nilon, mảnh nhựa vụn.. 5,5

3 Giấy: giấy vụn, catton... 5,2

4 Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại... 3,8

5 Thủy tinh: chai lọ, mảnh vỡ... 2,5

6 Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn... 10,2 7 Chất khó phân hủy: Cao su, da vụn, giả da... 5,6 8 Chất cháy đƣợc: cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vụn... 6,4 9 Chất nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, ác quy 0,1

Nguồn: Công ty cổ phần môi trường đô thị

Kết qủa tại Bảng 3.1 cho thấy: tỷ lệ thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất 60,7% , tiếp theo là đất, đá, cát, gạch, các chất còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Quá trình phỏng vấn Đồng chí Lê Thiết Ngƣu – Phó Giám Đốc công ty cổ phần môi trƣờng và đô thị cho biết, lƣợng chất thải rắn phát sinh từ chợ chiếm 11% tổng khối lƣợng chất thải rắn phát sinh trong thành phố. Thành phần rác chợ thay đổi tùy theo mặt hàng kinh doanh tại chợ nhƣng thành phần rác thực phẩm dao động trong khoảng 76-100%. Thành phố Móng Cái phát triển theo hƣớng thƣơng mại dịch vụ, với đặc thù tiêu thụ thực phẩm, thành phần CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao (60,7%) trong thành phần CTR của Thành phố. Thành phần này ảnh hƣớng đáng kể đến tần suất thu gom.

Bảng 3.2 - Một số tính chất của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Móng Cái

tt Chỉ tiêu phân tích Giá trị trung bình tại các khu vực khảo sát

1 Tỷ trọng (tấn/m3) 0,432

2 Độ ẩm (%) 59,21

3 Độ tro (% chất khô) 11,0

4 Nhiệt trị tuyệt đối (kcal/kg) 6689

5 Độ nóng chảy của tro (o

Bảng 3.2. cho thấy, chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố có độ ẩm khá cao (59,21%), đặc biệt vào mùa mƣa. Tất cả các số liệu trên đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý CTR trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và dự báo chất thải rắn trên địa bàn thành phố móng cái phục vụ cho giai đoạn vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố móng cái (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)