Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và dự báo chất thải rắn trên địa bàn thành phố móng cái phục vụ cho giai đoạn vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố móng cái (Trang 43)

2.5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận sau: tiếp cận hệ thống, tiếp cận cộng đồng , phân tích đánh giá tổng hợp DPSIR, phân tích nhân tố

(1) phương pháp tiếp cận hệ thống:

Hệ thống tự nhiên: dựa vào điều kiện tự nhiênnhƣ địa dình, phạm vi ranh giới sử dụng đất và điều kiện thủy văn sông ngòi, ao hồ của thành phố quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn, bãi chôn lấp.

Hệ thống kinh tế: các yếu tố sản xuất chính tại thành phố, thành phố phát triển theo hƣớng thƣơng mại dịch vụ tiến tới hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với công nghệ và dây truyền sản xuất hiện đại một trong nhứng nguồn thải phát sinh trên địa bàn thành phố

Hệ thống xã Hội: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và Thành phố về quản lý chất thải rắn.

Ý thức, trình độ văn hóa ứng xử của ngƣời dân bản địa, khách du lịch từ thập phƣơng đố với vấn đề bảo vệ môi trƣờng nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng

Cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải rắn nhƣ Môi trƣờng tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của cá bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải rắn (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử dụng...)theo cách truyền thống. Phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc xem nhƣ giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý.

(2) Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR:

Phƣơng pháp này dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân, kết quả: nguyên nhân gây ra vấn đề môi trƣờng, hậu quả chủa chúng và các biện Pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của phạm vi nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này đƣợc chia làm 5 hợp phần: động lực chi phối (Driver) - Áp lực(Pressure) - hiện trạng (State) - tác động(Impact) - ứng phó(Response).

Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính 8 phƣờng và 9 xã thuộc thành phố Móng Cái.

+ Động lực chi phối: điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn của thành phố..; các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa mạnh, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, thƣơng mại...phấn đấu đô thị loại II.

+ Áp lực: từ quá trình đô thị hóa, phát triển mạnh mẽ, điển hình phấn đấu đạt mục tiêu đô thị loại II của thành phố trƣớc năm 2016 kéo theo một áp lực lớn đối với môi trƣờng thành phố nói riêng, đặc biệt vấn đề phát sinh lƣợng chất thải rắn nếu không kịp thời quản lý sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên, cụ thể chất

+ Hiện trạng môi trƣờng: báo cáo quan trắc môi trƣờng định kỳ hàng năm về hiện trạng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí cho thấy chất lƣợng môi trƣờng suy giảm dần ảnh hƣởng trực tiếp tới cộng đồng khu vực...

+ Tác động: các thông số phản ánh tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học vùng, sức khỏe và sự ổn định phồn vinh của cộng đồng.

+ Ứng phó: Các biện pháp, các thông số thể hiệ sự ứng phó với các hậu quả môi trƣờng và xã hội.

(3) phương pháp tiếp cận cộng đồng:

Sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng qua nhiều hình thức, trao đổi, phỏng vấn, điều tra ..,nhằm đánh giá nhanh nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn, việc thực hiện các quy định quản lý chất thải rắn...góp phần đánh giá hiện trạng quản thu gom, phân loại, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên địa bàn.

(4) Phương pháp phân tích nhân tố:

Các nhận tố điều kiện, tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng và dự báo chất thải rắn trên địa bàn thành phố móng cái phục vụ cho giai đoạn vận hành của nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố móng cái (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)