Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CẢU PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 36 - 37)

Việc Bộ luật tố tụng hình sự nằm 2003 tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện đồng thời đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp đồng bộ về tổ chức, nhân sự, tăng cường cơ sở vật chất để Tòa án cấp huyện có thể đảm đương những nhiệm vụ mới. Việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện kéo theo cả việc củng cố, kiện toàn bộ máy của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra.

Qua tổng hợp và rà soát, đánh giá cho thấy, về cơ bản Tòa án nhân dân các cấp đã có trụ sở và được trang bị một số trang bị thiết yếu để làm việc, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của ngành và việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho Tòa án cấp huyện hiện nay [11, tr, 19].

Bộ máy hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng phải được đổi mới đáp ứng những yêu cầu; nhiệm vụ mới. Phương tiện và kinh phí làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần phải được đầu tư thích đáng hơn nữa, cụ thể là các phương tiện giao thông liên lạc, thiết bị nghiệp vụ đặc chủng, hiện đại cần được trang bị đầy đủ.

Các cơ quan điều tra chuyên trách và không chuyên trách hiện nay nên sắp xếp lại thành một tổ chức điều tra thống nhất như đa số các nước trên thế giới. Thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra. Bổ sung và nâng cao chất lượng cán bộ cho các cơ quan điều tra, nhất là ở cấp huyện.

Cần nghiên cứu việc thành lập Cảnh sát tư pháp chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo, bảo vệ trại tạm giam, nhà tạm giữ, hỗ trợ công tác thi hành án hình sự… Hiện nay cơ quan điều tra làm nhiệm vụ "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong việc bắt - giam - tha, nên giao cho tổ chức Cảnh sát tư pháp quản lý việc giam giữ và chấp hành nghiêm chỉnh việc bắt - giam - tha theo lệnh hợp pháp cảu những người có thẩm quyền luật định. Như thế, có thể

đẩy lùi phần nào hiện tượng vi phạm các quy định tố tụng hình sự về thời hạn?

* *

*

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới thi hành được gần một năm, chưa có điều kiện để tổng kết và đánh giá hoạt động áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu cho rằng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, vì "luật" quy định không đầy đủ, hoặc vì không có "luật" quy định mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không đảm bảo được việc thực hiện đúng đắn các quy định về tố tụng hình sự, "phải" vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn; thì không thể giải thích được lý do vì sao khi Bộ luật tố tụng hình sự ra đời với một hệ thống các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian tố tụng đầy đủ, hoàn chỉnh hơn nhiều mà trong thực tiễn tình hình vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự, vi phạm thời gian tạm giam, xét xử… vẫn không hề chấm dứt?

Điều đó nói lên các khoảng cách khá xa trong thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy định của pháp luật thực định, vì những nguyên nhân khác nhau: bản thân quy định của pháp luật tố tụng hình sự có những thiếu sót nhất định hoặc không bảo đảm tính khả thi; nguyên nhân chủ quan thuộc về con người áp dụng pháp luật và những nguyên nhân khách quan thuộc về tổ chức bộ máy phương tiện hoạt động tố tụng.

Để khắc phục tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, thì biện pháp chủ yếu là hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự bằng cách sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và yêu cvầu của thời kỳ mới.

Bên cạnh đó là các biện pháp về tổ chức, đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cán bộ nằm trong nội dung cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CẢU PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w