Cải tiến chế độ tuyển dụng

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CẢU PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 33 - 34)

Hình thức tuyển dụng cán bộ tiến hành tụng, phổ biến trước đây là tuyển ngang vừa tuyển dụng những người qua qua học tập, đào tạo phù hợp với ngành nghề kết hợp tuyển dụng những người chưa đủ kiến thức, rồi đào tạo sau. Hình thức này phù hợp với những điều kiện lịch sử của đất nước trong giai đoạn trước đây, qua đó đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có khả năng phục vụ những nhiệm vụ chính trị của các cơ quan tiến hành tố tụng từ trước đến nay.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần phải tiến hành khâu tuyển dụng con người qua hình thức thi tuyển công khai.

Đề án biên chế của Toà án các cấp đã được uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua, theo đó tổng biên chế độ của toà án nhân dân các cấp trong hai năm 2004 và 2005 là 12.024 người, tăng 2.501 người so với biên chế được quy định trước đây. Số biên chế được bổ sung cho các toà án nhân dân địa phương chủ yếu được phân bổ cho các toà án cấp huyện theo yêu cầu của công việc, tập trung cho các đơn vị mới chia, tách, các đơn vị có số lượng án lớn và cá đơn vị được giao thực hiện thẩm quyền xét xử mới [16, tr.10].

Hiện nay, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ngành toà án đang được thực hiện theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức. Đối với các chức danh công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ toà án, phương châm của ngành là ưu tiên xét tuyển dụng đối với các trường hợp có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ luật hoặc tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy đạt khá trở lên, nếu còn chỉ tiêu mới tổ chức thi tuyển đối với các trường hợp khác có bằng tốt nghiệp đại học Luật hệ chính quy, nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa, khắc phục dần tình

trạng cán bộ, công chức Toà án có trình độ chuyên tu hoặc tại chức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cấn bộ và dần dần khắc phục tình trạng thiếu biên chế ở một số toà án địa phương.

Ngoài ra, cần nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp, tiến tới việc thực hiện việc sát hạch trước khi bổ nhiệm và quy định thời hạn bổ nhiệm các cán bộ có chức danh tư pháp; cải tiến thủ tục bổ nhiệm theo hướng gọn, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CẢU PHÁP LUẬT VỀ THỜI HẠN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (Trang 33 - 34)