Theo kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp có nợ càng nhiều thì tỷ suất sinh lợi càng thấp, tuy nhiên xét trong giai đoạn nghiên cứu từ 2008-2012 là giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn thì điều này khá hợp lý. Song xét trên thời gian dài thì cần linh hoạt cấu trúc vốn để tận dụng được lợi ích từ đòn bẩy tài chính mang lại. Thống kê mô tả cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản bình quân của các công ty niêm yết tại Việt Nam thấp
54 hơn nhiều tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Nguyên nhân có thể là do khiếm khuyết của thị trường tài chính cũng như mức độ hiểu biết của doanh nghiệp đối với các loại hình tài trợ dài hạn. Vì vậy, các nhà quản trị tài chính cần cân nhắc việc lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích. Việc lựa chọn và quyết định sử dụng nguồn vốn: vốn ngắn hạn, vốn dài hạn như thế nào để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp đòi hỏi giám đốc tài chính hiểu rõ quan hệ giữa việc lựa chọn nguồn vốn và việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn dài hạn, khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào một dự án có thời gian thu hồi vốn trên một năm như mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế tài sản cố định … doanh nghiệp nên dùng nguồn vốn đầu tư dài hạn để tài trợ cho các dự án đó như: vốn chủ sở hữu, vay dài hạn, thuê tài chính …
Bên cạnh đó, các nhà quản trị cần ý thức vấn đề thông tin bất cân xứng và cần thấy được tính hai mặt của việc sử dụng nhiều nợ, từ đó xây dựng một cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp của mình, tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính.
55
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH 80 CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
STT Mã
CK Tên doanh nghiệp Nhóm ngành
1 BCI Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh Bất động sản
2 D2D Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp
Số 2 Bất động sản
3 DIG Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây
dựng Bất động sản
4 DXG Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất
Xanh Bất động sản
5 HAG Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Bất động sản
6 DPR Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú Cao su
7 DRC Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành Cao su
8 TNC Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất Cao su
9 TRC Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh Cao su
10 CSM Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam Cao su
11 CMT Công ty cổ phần Công nghệ Mạng và Truyền thông
Công nghệ viễn thông
12 FPT Công ty cổ phần FPT Công nghệ viễn
thông
13 ST8 Công ty cổ phần Siêu Thanh Công nghệ viễn
thông
14 VTC Công ty cổ phần viễn thông VTC Công nghệ viễn
thông
56 thông
16 DPM Tổng công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu
khí Nhóm dầu khí
17 PET Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu
khí Nhóm dầu khí
18 PLC Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - CTCP Nhóm dầu khí
19 PVC Tổng công ty cổ phần Dung dịch khoan và Hóa
phẩm Dầu khí Nhóm dầu khí
20 PVD Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan
dầu khí Nhóm dầu khí
21 VNC Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol Dịch vụ - du lịch 22 DSN Công ty cổ phần Công viên nước Đầm Sen Dịch vụ - du lịch
23 CTC Công ty cổ phần Gia Lai CTC Dịch vụ - du lịch
24 PDC Công ty cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông Dịch vụ - du lịch
25 DMC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco Dược phẩm – y tế - hóa chất
26 DHG Công ty cổ phần Dược Hậu Giang Dược phẩm – y
tế - hóa chất
27 DCL Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long Dược phẩm – y tế - hóa chất
28 VMD Công ty cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex Dược phẩm – y tế - hóa chất
29 PNC Công ty cổ phần văn hoá Phương Nam Giáo dục
30 ALT Công ty cổ phần văn hoá Tân Bình Giáo dục
31 EBS Công ty cổ phần Sách Giáo Dục tại TP Hà Nội Giáo dục
32 ILC Công ty cổ phần Hợp tác lao động với nước
ngoài Giáo dục
33 BMC Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định Khoáng sản 34 NBC Công ty cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin Khoáng sản
57 35 LBM Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây
dựng Lâm Đồng Khoáng sản
36 BHS Công ty cổ phần Đường Biên Hòa Thực phẩm
37 KHP Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa Năng lượng –
điện - khí - gas
38 PPC Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Năng lượng –
điện - khí - gas
39 PVG Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc
Năng lượng – điện - khí - gas
40 PGS Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam
Năng lượng – điện - khí - gas
41 BMP Công ty cổ phần nhựa Bình Minh Nhựa – bao bì
42 BPC Công ty cổ phần Vicem Bao bì Bỉm sơn Nhựa – bao bì 43 DAG Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á Nhựa – bao bì
44 DPC Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng Nhựa – bao bì
45 DTT Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành Nhựa – bao bì
46 MCP Công Ty Cổ Phần In và Bao bì Mỹ Châu Nhựa – bao bì 47 NTP Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Nhựa – bao bì
48 RDP Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông Nhựa – bao bì
49 SPP Công ty cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn Nhựa – bao bì
50 CCI Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp
Thương mại Củ Chi Thương mại
51 GIL Công ty Cổ phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất
Nhập Khẩu Bình Thạnh Thương mại
52 HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu Thương mại
53 HLG Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Long Thương mại
54 KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội Thương mại
55 ALP Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam Thương mại
58 57 SVC Công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn Thương mại
58 TMC Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu
Thủ Đức Thương mại
59 TNA Công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất Nhập Khẩu
Thiên Nam Thương mại
60 VHG Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn Thương mại
61 AAM Công ty cổ phần Thủy sản Mekong Thủy sản
62 ABT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến
Tre Thủy sản
63 AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang Thủy sản
64 HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương Thủy sản
65 BLF Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu Thủy sản
66 PVT Tổng Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Vận tải – cảng – taxi
67 HTV Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên Vận tải – cảng – taxi
68 VTV Công ty Cổ phần VICEM Vật tư Vận tải Xi măng Vận tải – cảng – taxi
69 PSC Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn
Vận tải – cảng – taxi
70 VFR Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu - Vietfracht Vận tải – cảng – taxi
71 BT6 Công ty cổ phần Beton 6 Vật liệu xây
dựng
72 DCT Công ty cổ phần Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai
Vật liệu xây dựng
73 BCC Công ty cổ phần xi măng Bỉm sơn Vật liệu xây
59 74 PPG Công ty cổ phần Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ
Phú Phong
Vật liệu xây dựng
75 SDN Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai Vật liệu xây
dựng
76 HBC Công ty cổ phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa
ốc Hòa Bình Xây dựng
77 PTC Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện Xây dựng
78 CTD Công ty cổ phần Xây dựng Cotec Xây dựng
79 VC2 Công ty cổ phần Xây dựng số 2 Xây dựng
60
PHẦN 2: CÂU HỎI THẢO LUẬN
Câu hỏi 1: Phân tích ưu nhược điểm các hình thức chi trả cổ tức. Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty cổ phần?
Thông thường, có ba phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu, và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, hai phương thức đầu là phổ biến nhất.
I. Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức tiền mặt là dạng cổ tức mà công ty lấy ra từ lợi nhuận ròng có được chia cho cổ đông dưới dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản.Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá.
Ví dụ:
Mệnh giá của cổ phiếu là 100.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 10% Nghĩa là mỗi cổ phiếu sẽ nhận được cổ tức là:
100.000* 10%= 10.000 đồng Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là
100*10.000= 1000.000 đồng
1.1. Ưu nhược điểm chi trả cổ tức bằng tiền mặt 1.1.1. Ưu điểm
Đối với cổ đông
Các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt nhận được nhiều lợi ích:
- Việc chi trả bằng tiền mặt, cung cấp bổ sung vào nguồn thu nhập ổn định mà không liên quan trực tiếp đến hoạt động chứng khoán. Cổ tức tiền mặt có tính thanh khoản cao.
61 Nếu cổ đông là nhà đầu tư ngại rủi ro và muốn chắc chắn thì họ sẽ muốn chia cổ tức bằng tiền mặt hơn, vì giá trị của chúng rất chắc chắn.
- Những cổ đông muốn thanh khoản có thể nắm giữ cổ phiếu lâu hơn, dựa vào cổ tức bằng tiền mặt thay vì chờ đợi cho giá cổ phiếu tăng. Đặc biệt, trong trường hợp cổ phiếu nắm giữ bị mất giá, cổ tức bằng tiền mặt có thể giúp giảm bớt tác động của sự mất mát, hỗ trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu.
- Hạn chế thiệt hại. Khi một công ty trả cổ tức, nó làm giảm số tiền thiệt hại một cổ đông phải chịu trong thời gian dài bởi vì một phần đầu tư đang được trả lại một cách thường xuyên. Ví dụ, nếu cổ đông phải trả $40 cho một cổ phiếu của công ty cổ phần AVB và nhận được $2 trong cổ tức mỗi năm, sau 5 năm họ đã nhận được $ 10 trong đầu tư, vì vậy ngay cả khi các công ty đột nhiên bị phá sản, cổ đông sẽ chỉ mất $ 30. Nếu công ty đã không trả những cổ tức, cổ đông đã có thể mất toàn bộ vốn đầu tư.
- Thủ tục chi trả nhanh chóng và đơn giản.
Đối với nhà quản lý
- Khi một công ty trả cổ tức bằng tiền mặt, nó cho phép các cổ đông có được lợi ích tài chính từ việc sở hữu cổ phiếu của công ty mà không cần phải bán nó. Ví dụ, nếu một công ty không trả cổ tức, cách duy nhất cho một cổ đông để đạt được từ việc sở hữu cổ phiếu là bằng cách bán nó.Khi một công ty trả cổ tức, đặc biệt trả bằng tiền mặt, sẽ có thể thúc đẩy quyền sở hữu lâu dài của các cổ phiếu, khuyến khích nhà đầu tư để tiền tại công ty.
- Chi trả cổ tức bằng tiền mặt là một cách để cho một công ty để nâng cao hình ảnh của công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh, tạo thành công lớn hơn với những lần bán cổ phiếu tiếp theo.
1.1.2. Nhược điểm Đối với cổ đông
- Tùy theo chính sách thuế của từng quốc gia mà thu nhập từ nhận cổ tức bằng tiền mặt có thể bị đánh thuế. Tại Việt Nam, từ ngày 1/7/2010, theo thông tư 84/2008/TT-BTC, thu nhập của cá nhân từ cổ tức cũng được coi là thu nhập chịu thuế với mức thuế suất toàn phần là 5%. Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng tiền mặt, thuế TNCN được tính bằng
62 cổ tức mỗi lần trả nhân với thuế suất 5%. Điều này đặt một gánh nặng thuế cho các cổ đông.
- Do đó, một số cổ đông thích công ty không chia cổ tức mà dành số tiền đó để đầu tư, nâng giá trị cổ phiếu, vì nghĩa vụ thuế trên cổ tức thường cao hơn so với các loại thuế trên lợi nhuận đầu tư. Cổ tức được thường bị đánh thuế ở mức thuế suất thuế thu nhập của cá nhân trong khi tăng vốn, đặc biệt là hạn dài, thường có một mức thuế suất thấp hơn nhiều.
- Một số khác muốn nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng, nhà đầu tư chưa phải nộp thuế khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng cổ phiếu này, nhà đầu tư mới phải thực hiện nghĩa vụ thuế và được áp dụng tương tự như trường hợp chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn.
- Thông thường, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu đều kỳ vọng vào hai điều: hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu. Nhưng sau khi chia cổ tức, giá cổ phiếu thường giảm. Nguyên nhân có thể kể đến là:
Theo tâm lý chung, nếu giá cổ phiếu không được điều chỉnh giảm sau khi chia cổ tức thì gần ngày chia cổ tức, người đang giữ cổ phiếu sẽ không muốn bán cổ phiếu (vì nhà đầu tư mong đợi được nhận cổ tức); và ngay sau khi được chia cổ tức, nhà đầu tư đều muốn bán cổ phiếu . Chính điều này sẽ làm phát sinh trường hợp: nhu cầu mua cổ phiếu trước ngày hưởng cổ tức và nhu cầu bán cổ phiếu sau ngày hưởng cổ tức sẽ tăng. Để cân bằng thị trường thì giá cổ phiếu phải được điều chỉnh giảm ngay sau khi chia cổ tức.
Ngoài ra, nếu nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu sau ngày được chia cổ tức thì luôn mong muốn được mua với giá thấp hơn giá trước khi chia cổ tức (vì nhà đầu tư này đến năm sau mới được chia cổ tức).
Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc công bằng thì giá cổ phiếu phải được điều chỉnh giảm và tỷ lệ điều chỉnh giảm đúng bằng tỷ lệ được nhận cổ tức. Nguyên tắc công bằng này được ghi nhận tại Điều 4 Luật Chứng khoán.
63
Đối với nhà quản lý
- Chi phí cho các công ty. Các công ty lớn có thể dễ dàng chi tiêu hàng triệu đô la để chi trả cổ tức. Đây là tiền mà không thể được tái đầu tư.
- Một sức ép đối với chi trả cổ tức bằng tiền mặt là cổ đông sẽ mong chờ vào cổ tức khi đến thời kỳ chi trả. Công ty có thể lựa chọn chi trả hay không vào giai đoạn tới, nhưng nếu quyết định không chi trả có thể dẫn đến một số cổ đông trong ngắn hạn sẽ bán tháo cổ phiếu bởi vì không được chi cổ tức như thường lệ.
- Việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ làm giảm lượng tiền mặt của công ty, giảm khả năng thanh toán, khả năng tự cung ứng vốn của doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Nếu nhu cầu sử dụng vốn vượt quá khả năng tự cung ứng, doanh nghiệp buộc phải đi vay để đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với gánh nặng nợ vay.
1.2. Tác động của hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt tới giá cổ phiếu của công