NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ÁP DỤNG BASEL III TẠI VIỆT NAM (Trang 32)

Trước mắt, để đáp ứng kịp thời nhu cầu xếp hạng tín nhiệm khách hàng, mỗi NHTM cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ đảm bảo tính chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hàng sổ tay tín dụng. Ngoài ra, các NHTM nên thống nhất với

nhau về tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng, chia sẻ thông tin khách hàng để có sự đánh giá khách quan, chính xác.

Xét về lâu dài, cần thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập, đặc biệt phải chú trọng đến chức năng xếp hạng tín dụng chứ không phải công bố thông tin như hiện nay. Hơn thế nữa, để nâng cao vị thế mang tầm quốc tế, các công ty xếp hạng tín dụng phải công bố khả năng thanh toán nợ cho mỗi mức xếp hạng, cho nhà đầu tư thấy được mức độ tin cậy của đánh giá xếp hạng của họ. Để làm được điều này, các tổ chức xếp hạng tín dụng cần phải thu thập dữ liệu trong vài năm. Chính vì vậy, họ phải xây dựng dữ liệu bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ xếp hạng trong một vài năm đầu. Thêm vào đó,Việt Nam cần một khung pháp lý cơ bản, tối thiểu cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước.Bời vì, đã có một vài tổ chức hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Mặt khác, một số doanh nghiệp lớn khi phát hành trái phiếu đã thuê dịch vụ của các công ty xếp hạng hàng đầu thế giới. Vì thế, hệ thống pháp lý cần quy định cụ thể cho cả tổ chức xếp hạng tín nhiệm và doanh nghiệp có nhu cầu xếp hạng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ÁP DỤNG BASEL III TẠI VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w