3.1 XÂY DỰNG LỘ TRÌNH ÁP DỤNG BASEL 3 TẠI VIỆT NAM
Các tiêu chuẩn của Basel 3 không có hiệu lực ngay lập tức. Chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng lộ trình từ 1/1/ 2015, được thực hiện theo một lộ trình đến 1/1/ 2019 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019. Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel 3:
Chỉ tiêu 1/1/2015 1/1/2016 1/1/2017 1/1/2018 1/1/2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối
thiểu 3,5% 4,5% 4,5% 4,5% 4,5%
Vốn đệm dự phòng 0,625% 1.25% 1,875% 2,5%
Vốn chủ sở hữu tối thiểu
Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5% 5,0% 6,0% 6,0% 6,0% Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8% 8,625% 9,125% 9,875% 10,5% Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn
Thực hiện theo lộ trình 5 năm bắt đầu từ năm 2015
Vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ
Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 3%
Xét quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy nhìn chung, quy mô vốn còn rất nhỏ. Vì vậy các ngân hàng Việt Nam cần tăng nhu cầu về vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn của basel 3. Hiện các quy định về hoạt động của NHTM Việt Nam mới chỉ tiếp cận chuẩn mực của Basel 1. Ở một góc độ nào đó, sẽ cần thêm vốn đổ vào ngành Ngân hàng, đặc biệt hệ thống ngân hàng Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc với việc hợp nhất, sáp nhập để cho ra những ngân hàng mạnh hơn. Nhưng đây không phải là vấn đề đơn giản, đó là một quá trình mà cần sự nổ lực rất lớn của các ngân hàng. Dự định lộ trình thực hiện trong 5 năm : năm 2015 đạt tỷ lệ 3,5% và đến năm 2019 tỷ lệ này được nâng lên là 4,5%.
Tỷ lệ vốn đệm dự phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải được đảm bảo bằng vốnchủ sở hữu phổ thông. Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.
Như vậy, có thể thấy rằng, loại trừ khoản vốn đệm rủi ro tài chính 2,5%,tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu không thay đổi (vẫn là 8%). Tuy nhiên, kết cấu của các loạivốn đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn cấp 1, đồng thời tăng tỷ trọngvốn chủ sở hữu
phổ thông trong vốn cấp 1. Nếu tính đầy đủ cả 2 khoản vốn đệm dự phòng suy giảm tài chính và dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ kinh tế thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng từ 2% (Basel II) tăng lên thành 9,5% (4,5% + 2,5% + 2,5%) ở BaselIII. Nếu loại trừ phần vốn đệm chống chu kỳ kinh tế 2,5% (không bắt buộc trong điều kiện bình thường) thì mức tối thiểu vốn chủ cũng phải đạt mức 7%. Bên cạnh đó, có thể một số khoản trước đây được tính vào vốn chủ sở hữu nay phải bóc tách ra vì không đủ điều kiện coi là vốn chủ sở hữu. Chẳng hạn, khoản vốn vượt quá giới hạn 15% đầu tư vào các tổ chức tài chính khác, khoản vốn có nguồn gốc từ số thuế thu nhập lưu kỳ (hoãn lại)... Vì thế, yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bài toán không đơn giản đối với nhiều ngân hàng xét trong bối cảnh kinh tế xã hội đang có nhiều biến động.