Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến bằng bộ điều khiển mờ lai (Trang 32)

Việc xây dựng mô hình lý thuyết bao gồm các bước chính sau đây:

a. Phân tích bài toán mô hình hoá: Tìm hiểu lưu đồ công nghệ, nêu rõ mục đích sử dụng của mô hình, từ đó xác định mức độ chi tiết và độ chính xác của mô hình cần xây dựng. Trên cơ sở mô tả công nghệ và mục đích mô hình hoá, tiến hành phân chia thành các quá trình con, nhận biết và đặt tên các biến quá trình và các tham số quá trình. Liệt kê các giả thiết liên quan tới xây dựng mô hình nhằm đơn giản hoá mô hình.

b. Xây dựng các phương trình mô hình: Nhận biết các phần tử cơ bản trong hệ thống, viết các phương trình cân bằng và phương trình đại số khác dựa trên cơ sở các định luật bảo toàn, định luật nhiệt động học, vận chuyển, cân bằng pha... Đơn giản hoá mô hình bằng cách thay thế, rút gọn và đưa về dạng phương trình vi phân chuẩn tắc. Tính toán các tham số của mô hình dựa trên các thông số công nghệ đã được đặc tả.

c. Kiểm chứng mô hình: Phân tích bậc tự do của quá trình dựa trên số lượng của các quan hệ phụ thuộc. Đánh giá mô hình và mức độ phù hợp với yêu cầu dựa trên phân tích các tính chất của mô hình kết hợp mô phỏng máy tính.

d. Phát triển mô hình: Tuỳ theo mục đích sử dụng, có thể chuyển đổi mô hình về các dạng thích hợp. Tuyến tính hoá mô hình tại điểm làm việc nếu cần thiết. Thực hiện chuẩn hoá mô hình theo yêu cầu của phương pháp phân tích và thiết kế điều khiển.

Mặc dù các bước cần thực hiện tương đối rõ ràng, công việc mô hình hoá trong thực tế bao giờ cũng phức tạp. Quy trình tiến hành ít khi tuần tự thuần tuý, mà thường phải lặp lại một số bước. Tuy nhiên mục đích sử dụng chính của các mô hình trong phạm vi giáo trình là phục vụ thiết kế sách lược và thuật toán điều khiển, vì vậy yêu cầu về mức độ chi tiết đặt ra cho mô hình là vừa phải.

Một phần của tài liệu Cải thiện chất lượng hệ điều khiển quá trình đa biến bằng bộ điều khiển mờ lai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)