0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

1.5.2.Biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 -32 )

Thông thường vốn lưu động chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn, vì vậy việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải làm được những việc sau:

1.5.2.1.Quản trị tiền mặt

Việc nắm giữ tiền mặt là để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch hoạt động và nhằm duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong mọi thời điểm.

Để quản trị tiền mặt được tốt doanh nghiệp cần:

- Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: doanh nghiệp cần phải đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ trả nợ sớm bằng các chính sách chiết khấu đối với khoản nợ được thanh toán trước hoặc đúng hạn. Tiếp đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống thanh toán qua Ngân hàng, qua các hộp thư, bưu điện, chuyển phát nhanh.

- Tăng tốc độ chi tiêu và chi tiêu có hiệu quả hơn: doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa thời gian có để trì hoãn việc thanh toán để sử dụng số tiền đó vào đầu tư những tài chính có tính thanh khoản cao nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiếp đến, doanh nghiệp phải lập kế hoạch thu chi cụ thể để dễ dàng kiểm soát và nghiên cứu hiệu quả sử dụng tiền mặt.

1.5.2.2.Quản trị các khoản phải thu

Để quản trị các khoản phải thu được tốt doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và xác định thực trạng của chúng, tiếp đến cần đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền trong doanh nghiệp.

Qua đó nhận diện các khoản tín dụng có vấn đề và thu nhập những tín hiệu để quản lý những hao hụt sao cho có hiệu quả nhất.

1.5.2.3.Quản trị hàng tồn kho

Để quản trị có hiệu quả hàng tồn kho ta phải kiểm soát được những sắc tố ảnh hưởng đến điếm riêng của hàng tồn kho.

- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, thời gian vận chuyển chúng từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.

- Đối với mức tồn kho dự trữ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, nhóm ảnh hưởng bao gồm: đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian và chu kỳ sản xuất...

- Đối với dữ trữ tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp với khách hàng

=> Tóm lại: Có nhiều biện pháp cải thiện tình hình tài chính song muốn vận dụng thật tốt các biện pháp đó vào doanh nghiệp của mình thì các doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp và phải thật linh hoạt khéo léo khi sử dụng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (Trang 30 -32 )

×