Để làm được điều này doanh nghiệp cần tiến hành những hoạt động sau:
1.5.1.1.Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp
Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.
1.5.1.2.Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy chế đầu tư và xây dựng các khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án và thẩm định dự án.
Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ để khai thác một vòng tuần hoàn của vốn này, doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để mua sắm tài sản cố định tính theo giá trị hiện tại.
1.5.1.3.Phân cấp quản lý vốn cố định
Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, do có sự phân biệt giữa quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh.