Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Nguồn huy động 46.954 100% 44.406 100% 65.766 100% 1. Tiền gửi các TCKT 28.730 61% 27.952 62% 43.443 66%

- Tiền gửi không kỳ hạn 28.730 27.952 43.443

2. Tiền gửi dân cư 17.571 37% 15.729 35% 21.490 33%

- Tiền gửi không kỳ hạn 6.346 3.006 6.612

- Tiền gửi có kỳ hạn 11.225 11.998 14.045

3. Nguồn vốn uỷ thác 653 1,3% 725 1,6% 833 1,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn)

Qua bảng trên về số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT hyện Thanh Sơn qua 3 năm cho thấy:

Tuy Thanh Sơn là một huyện vùng sâu của tỉnh Phú Thọ đối tượng phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng công tác huy động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 tổng nguồn vốn tự huy động là 65.766 tỷ đồng đạt 137% kế hoạch; So cùng kỳ năm 2011 tăng 48%, và tăng 40% so năm 2010. Trong đó tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm 66% trên tổng nguồn so cùng kỳ năm 2010 tăng 55%, và tăng 51% so năm 2010. Tiền gửi

trong dân cư cũng tăng nhất là tiền gửi tiết kiệm. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư tăng là thể hiện sự tin tưởng của khách đối với Ngân hàng ngày càng cao.

Để đạt được kết quả trên trong thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn đã thực hiện đúng phương châm “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng”, “luôn vì sự thành đạt của khách hàng, vì lợi ích kinh tế quốc gia” thông qua việc mở rộng các hình thức huy động vốn khác nhau, cung ứng dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng ở mọi thành phần kinh tế khác nhau. Nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn luôn đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn huyện.

* Công tác sử dụng vốn:

Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn nằm trên địa bàn kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp do đó đầu tư tín dụng chủ yếu vào cho vay hộ sản xuất chiếm 75% tổng dư nợ tín dụng. Vì vậy công tác sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc, sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Ngân hàng và sự giúp đỡ nhiệt tình của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân Huyện và của Ngân hàng cấp trên. Như các ngân hàng thương mại khác, với phương châm kinh doanh phải lấy nguyên tắc cơ bản là “ Có hiệu quả và chất lượng cao, lấy hạch toán kinh tế là thước đo kết quả kinh doanh” Do đó nguồn vốn huy động được Chi nhánh đã đầu tư tín dụng đúng hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tổng dư nợ cho vay 68.460 100% 91.668 100% 99.979 100% 1. Dư nợ Ngắn hạn 21.452 31% 40.404 47% 43.829 44% 2. Dư nợ trung và dài hạn 46.355 68% 50.539 52% 55.317 55%

3. Dư nợ uỷ thác đầu tư 653 1% 725 1% 833 1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn)

Qua bảng trên ta thấy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn trong 3 năm trở lại đây cho thấy dư nợ của ngân hàng Thanh Sơn chủ yếu là trung và dài hạn chiếm 55%/ tổng dư nợ. Tính đến 31/12/2012 dư nợ đạt 99.979 triệu đồng tăng 8.311 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 31.519 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 Ngân hàng Thanh Sơn đạt 117.6 % so kế hoạch Ngân hàng cấp trên giao. Do đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng Huyện cho nên Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn chủ yếu là đầu tư tín dụng.

Để đạt được kết quả trên Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Sơn luôn quán triệt nguyên tắc cơ bản “Mở rộng quy mô tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng” tới từng cán bộ nhân viên. Tất cả các món vay đều được các bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc, đúng chế độ, thể lệ. Các món vay được kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay, đồng thời để phục vụ khách hàng được tốt hơn, Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Sơn luôn quan tâm đến việc chấn chỉnh đổi mới phong cách, lề lối làm việc giao tiếp khách hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng. Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu phát

triển kinh doanh lâu dài.

* Công tác kế toán ngân quỹ và kết quả kinh doanh.

+ Công tác kế toán:

Năm 2012 công tác kế toán của Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, các quy trình nghiệp vụ trên máy dần đ- ược hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh của một Ngân hàng huyện.

Về Mở tài khoản : Đến tháng 12/2012 Ngân hàng No&PTNT huyện Thanh Sơn có tổng số tài khoản giao dịch là 1.452. Trong đó số tổ chức cá nhân mở TKTG giao dịch tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Thanh Sơn 315 món, tăng 20% so với năm 2011, và tăng 47% so với năm 2010. Như vậy trong năm 2012 các tổ chức và cá nhân mở tài toản để giao dịch thanh toán qua Ngân hàng tăng lên đáng kể và xu hướng thanh toán qua Ngân hàng ngày một tăng theo sự phát triển của nền kinh tế.

Về công tác thanh toán : Năm 2012 thanh toán chuyển tiền tăng 22% so năm 2011, so năm 2010 tăng 32%. Công tác thanh toán luôn đảm bảo kịp thời, chính xác, giảm tối thiểu mọi sai sót xẩy ra trong quá trình thanh toán, tạo điều kiện cho khách hàng luân chuyển vốn nhanh phục vụ công tác kinh doanh.

Về Kế toán nguồn vốn: Luôn đảm bảo an toàn số dư tiền gửi của khách hàng thực hiện việc chi trả tiền gửi đúng chế độ, đúng lãi suất, kết quả thực hiện đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn đạt 65.766 triệu đồng tăng so cùng kỳ năm 2011 là 21.360 triệu đồng, tăng so năm 2010 là 18.812 triệu đồng.

Về công tác cho vay:

- Doanh số cho vay năm 2012 là 41.386 triệu đồng tăng so cùng kỳ năm 2011 là 9.997 triệu đồng, tăng so năm 2010 là 12.845 triệu đồng.

- Doanh số thu nợ năm 2012 là 20.026 triệu đồng tăng so cùng kỳ năm 2011 là 6.541 triệu đồng, tăng so năm 2010 là 8.314 triệu đồng.

- Doanh số thu tiền mặt năm 2012: 161.569 triệu đồng, tăng 33.786 triệu đồng so cùng kỳ năm 2011.

- Doanh số chi tiền mặt năm 2012: 175.427 triệu đồng, tăng 36.779 triệu đồng so cùng kỳ năm 2011.

Như vậy trong năm 2012 tình hình thu chi tiền mặt đều tăng so năm trước, nhưng công tác ngân quỹ vẫn đảm bảo vừa giải phóng khách hàng nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn, chính xác không để xẩy ra trường hợp thiếu mất quỹ nào ngược lại cán bộ quỹ còn phát hiện trả lại tiền thừa cho khách hàng (năm 2011 đã trả 12 món thừa cho khách hàng với số tiền là 2.650.000 đồng, năm 2012 trả lại 13 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền là 2.890.000 đồng), và đã phát hiện thu giữ tiền giả nộp về Ngân hàng cấp trên (năm 2011 phát hiện 20 món với số tiền là 950.000 đồng, năm 2012 phát hiện thu giữ 32 món với số tiền là 2.500.000 đồng).

Đồng thời Ban lãnh đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng các quy trình thu, chi tiền mặt theo đúng chế độ quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu, chi tiền mặt và điều hoà tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho kinh doanh sản xuất và đời sống, tạo đợc lòng tin đối với khách hàng.

+ Kết quả kinh doanh.

Tổng thu năm 2011 đạt 4.528 triệu đồng, tăng 25% so năm 2010, tổng chi năm 2011 đạt 3.208 triệu đồng tăng 19% so năm 2010, lợi nhuận cả năm đạt 1.320 triệu đồng. Tổng thu năm 2012 đạt 5.591 triệu đồng tăng 23% so năm 2011, Tổng chi năm 2012 đạt 4.251 triệu tăng 32% so năm 2011, lợi nhuận cả năm đạt 1.340 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch cấp trên giao.

Nhìn chung kết quả tài chính năm 2012 cao hơn những năm trước tạo được thu nhập tốt, trong năm lãi suất đầu vào, đầu ra đã đạt được sự chênh lệch đảm bảo theo yêu cầu về chênh lệch lãi suất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, lãi suất đầu vào trung bình 0,45% và lãi suất đầu ra trung bình 0,9% chênh lệch lãi suất 0,45%.

tốt mở rộng đầu tư tuy mức tăng trưởng dư nợ còn thấp nhưng đã đạt được hiệu quả nhất định về tài chính, đảm bảo sự chênh lệch về lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý và đảm bảo về tài chính cho hoạt động kinh doanh, tạo đà cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong những năm tới.

Tóm lại những thành quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn có được qua những năm gần đây là do sự đoàn kết nhất trí cao từ Ban lãnh đạo và các phòng ban cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, hơn nữa Ban lãnh đạo đã chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ đặt ra một cách linh hoạt, đề ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực chủ động mở rộng cho vay. Đồng thời đi sâu, đi sát thực tiễn, kịp thời đôn đốc nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ xử lý, nợ chờ xử lý, Ngân hàng Thanh Sơn cũng đặc biệt chú trọng đến việc tiết kiệm các khoản chi phí theo hướng đảm bảo yêu cầu kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập của đơn vị để đạt đư ợc nhiệm vụ kinh doanh.

2.2. Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Thanh Sơn

2.2.1. Tình hình chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w