Nghiệp huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

có hiệu quả và đi vào chiều sâu là sau khi có quyết định số 22/QĐ - NH. Thì các hình thức thanh toán được thay đổi cho phù hợp với thực tế nói chung đảm bảo quyền lợi cho 3 bên đó là người mua, người bán và Ngân hàng.

Nội dung cụ thể được quy định theo quyết định số 64/NĐ-CP ngày 20/09/2001 và QĐ226 /QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, và mới đây nhất là nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của chính phủ về hoạt động cung ứng và sử dụng séc có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2004. Ngân hàng No&PTNT Thanh Sơn đã thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt một cách

nghiêm túc, đúng như nội dung các văn bản đã hướng dẫn.

Biểu số 2.3: Tình hình mở tài khoản thanh toán. Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012

Số lượng Số dư Số lượng Số dư Số lượng Số dư

DNNQD 9 13.586 9 13.926 9 31.186

CTCP, TNHH 12 2.757 18 2.915 19 2.549

HTX 5 1.735 6 1.860 8 1.963

Tài khoản cá nhân 216 28.876 289 25.705 355 30.068

Cộng 242 46.954 322 44.406 391 65.766

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề thanh toán qua các năm)

Qua bảng trên cho ta thấy tình hình mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn có số tài khoản và số dư tiền gửi trên tài khoản tăng đáng kể. Năm 2012 số khách hàng mở tài khoản thanh toán đạt 391 tài khoản tăng hơn 69 tài khoản so với năm 2011 và tăng hơn 149 tài khoản so với năm 2010.

Trong thời gian qua số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ttăng cao. Khối lượng và cơ cấu của công tác thanh toán KDTM Ngân hàng Thanh Sơn được thể hiện ở bảng số 1.4 dưới đây.

Bảng số 2.4: Doanh số thanh toán qua Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn Huyện Thanh Sơn.

Đơn vị : Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Thanh toán KDTM 151.302 44% 231.956 49% 342.956 55% Thanh toán bằng tiền mặt 195.248 56% 242.989 51% 285.989 45% Thanh toán chung 346.550 100% 474.945 100% 628.945 100%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề thanh toán qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu thanh toán KDTM và thanh toán bằng tiền mặt trong thanh toán chung các năm 2010, 2011 và 2012 doanh số thanh toán

KDTM tại NHNo&PTNT huyện Thanh Sơn năm sau tăng hơn năm trước nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao là : 45 %.

2.2.2. Thực trạng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Nhận thức được vai trò to lớn của thanh toán KDTM, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn đã nhanh chóng thích ứng với sự đổi mới của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Trong năm qua dưới sự chỉ đạo lãnh đạo và sự giúp đỡ tận tình của NHNo&PTNT cấp trên, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã luôn làm tốt công tác thanh toán KDTM theo đúng quy định, thể lệ, chế độ ban hành, với phương châm kinh doanh : “Phát triển, an toàn, hiệu quả” của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh luôn quan tâm tới công tác phục vụ khách hàng, cũng như chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để thoả mãn nhu cầu giao dịch của khác hàng vì vậy số lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2012 tổng số đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn là 391 tài khoản tăng 21% so năm 2011 và tăng 61% so năm 2010.

Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn đang áp dụng 2 hình thức thanh toán KDTM trên 5 hình thức thanh toán KDTM Việt Nam và đã đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực tập tại phòng kế toán, được tiếp cận và nắm bắt được các hình thức thanh toán KDTM, trong phần viết này tôi xin đi sâu vào phân tích thực trạng của 2 hình thức thanh toán KDTM tại Chi nhánh.

- Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi , chuyển tiền. - Hình thức thanh toán bằng séc.

Để thấy rõ được toàn cảnh tình hình thanh toán KDTM tại Chi nhánh trong thời gian qua, tôi xin trình bày tình hình thanh toán KDTM tại Chi nhánh trong các năm : 2010, 2011 và 2012 qua bảng số 2.5.

Bảng 2.5: Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt năm 2010, 2011 và năm 2012 tại Ngân hàng nông nghiệp huyện

Thanh Sơn

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 Năm 2011 năm 2012

Số Món Số Tiền Tỷ trọng Số Món Số Tiền Tỷ trọng Số Món Số Tiền Tỷ trọng UNC, CT 6.523 89.035 97,57% 11324 148.286 98% 15529 228.308 98,4% Séc 125 2.150 2,43% 135 2.925 2% 162 3.540 1,6% Tổng cộng 6.648 91.185 100% 11459 151.211 100% 15691 231.848 100%

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh toán tại NHNo&PTNTN Huyện Thanh Sơn)

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng sử dụng các hình thức thanh toán KDTM có sự chênh lệch khá lớn, bởi lẽ sự lựa chọn các hình thức thanh toán KDTM của khách hàng nhiều hay ít là khác nhau sao cho tiện lợi nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho họ.

Để thấy rõ hơn tình hình thanh toán KDTM tại NHNo&PTNT Huyện Bắc Mê trong thời gian qua ta lần lượt đi vào phân tích thực trạng của từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

2.2.2.1. Hình thức thanh toán UNC, chuyển tiền

Với số liệu ở bảng 5 thì hình thức thanh toán bằng UNC luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức thanh toán và gần như tất cả các khách hàng ở chi nhánh chỉ áp dụng hình thức thanh toán này số liệu cụ thể qua các năm cho thấy như sau:

Năm 2010 thanh toán bằng uỷ nhiệm chi đạt 6.523 món chiếm tỷ trọng 97,91% trong tổng số món thanh toán KDTM doanh số thanh toán đạt 89.035 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,57% trong tổng thanh toán KDTM. Năm 2011 thanh toán UNC đạt 11.324 món tăng 4.801 món so năm 2010, chiếm tỷ trọng 97,88% trong tổng số món thanh toán KDTM, doanh số thanh toán năm 2011 đạt 148.286 triệu đồng tăng hơn 59.251 triệu đồng so năm 2010, chiếm tỷ trọng 98% trong tổng thanh toán KDTM năm 2011.

lẫn doanh số thanh toán so với năm 2010 và năm 2011, số món thanh toán đạt 15.529 món tăng hơn 4.205 món so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 98,8% trong tổng số món thanh toán KDTM, doanh số thanh toán năm 2012 đạt 228.308 triệu đồng tăng hơn 80.022 triệu đồng so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 98,4% trong tổng doanh số thanh toán KDTM của năm 2012.

Việc khách hàng ưa chuộng sử dụng thanh toán bằng UNC, Chuyển tiền là do UNC có rất nhiều ưu điểm sau đây:

- Thủ tục thanh toán đơn giản người viết UNC gửi vào Ngân hàng chỉ sau một ngày hoặc vài giờ là người thụ hưởng có thể nhận được tiền ngay.

- Phạm vi thanh toán UNC rất rộng rãi.

- Khi sử dụng UNC, người mua có thể kiểm tra hàng hoá cả về số lượng và chất lượng trước khi trả tiền cho người bán.

- Trong thanh toán UNC, quy trình luân chuyển chứng từ chỉ diễn ra một lần nên tạo được sự nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng.

Bên cạnh những ưu điểm dễ thấy UNC cũng có những nhược điểm sau:

- Theo thể thức này thì quan hệ giữa người mua và người bán có sự tín nhiệm lẫn nhau nhưng vẫn xẩy ra trường hợp người bán bị chiếm dụng vốn.

- Khi tham gia thanh toán Ngân hàng, khách hàng phải có tài khoản tại Ngân hàng và phải luôn đảm bảo số dư để tiến hành thanh toán nên khi khách hàng nộp UNC vào Ngân hàng để thanh toán mà trên tài khoản không đủ số dư thì bộ phận thanh toán sẽ trả lại khách hàng mà không thanh toán tờ UNC đó. Chính điều này đã làm cho tốc độ thanh toán bị chậm lại và ảnh hưởng tới quá trình thanh toán cuả khách hàng.

Mặc dù UNC có những nhược điểm như vậy, nhưng trên thực tế rất ít xẩy ra tình trạng các khách hàng chiếm dụng vốn lẫn nhau bởi lẽ những khách hàng của chi nhánh đều là những khách hàng có uy tín và có quan hệ rất tốt với nhau, do vậy khách hàng đều thích sử dụng hình thức UNC trong thanh toán.

Trong các hình thức thanh toán KDTM có thể thấy séc là công cụ thanh toán có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác. Nếu như những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của hình thức thanh toán này được thoả mãn chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Hiện nay séc sử dụng thanh toán tại NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn chỉ sử dụng một loại đó là séc chuyển khoản.

Séc chuyển khoản là một công cụ thanh toán KDTM có nhiều tiện ích nhưng nó chỉ được sử dụng với khối lượng tương đối ít trong tổng thanh toán KDTM cụ thể với số liệu bảng 2.5 ta thấy:

Năm 2011 thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 135 món tăng 10 món so năm 2010 chiếm tỷ trọng 1,19% trong tổng số món thanh toán KDTM, doanh số thanh toán năm 2011 đạt 2.925 triệu đồng tăng hơn 775 triệu đồng so năm 2010, chiếm tỷ trọng 2% trong tổng thanh toán KDTM năm 2010.

Sang năm 2012 thanh toán bằng séc chuyển khoản tăng lên đáng kể, cả về số món lẫn doanh số thanh toán so với năm 2011 và năm 2010, số món thanh toán đạt 162 món tăng hơn 27 món so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 1,04% trong tổng số món thanh toán KDTM, doanh số thanh toán năm 2012 đạt 3.540 triệu đồng tăng hơn 615 triệu đồng so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng doanh số thanh toán KDTM của năm 2012.

Với kết quả như trên thì thanh toán bằng séc tại NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn đã có tăng lên cả về số món và doanh số. Nhưng tỷ trọng trong tổng thanh toán KDTM thì lại rất nhỏ và tốc độ tăng trong sử dụng séc là rất chậm. Tuy vậy thực tế thanh toán bằng séc chuyển khoản đã phần nào phát huy được - ưu điểm của nó trong công tác thanh toán KDTM.

2.2.3. Những kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại

2.2.3.1. Những hết quả đạt được

Trong năm 2012 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn có rất nhiều vấn đề phát sinh, nhất là việc bố trí cán bộ làm nghiệp vụ tại phòng kế toán, số lượng người làm được việc thì ít mà cán bộ mới tuyển dụng vào làm

việc thì nhiều nên còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù vậy công tác kế toán vẫn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng chế độ cụ thể như sau:

Trong năm 2012, Chi nhánh đã mở thêm 89 tài khoản tiền gửi thanh toán, đến 31/12/2012 số tổ chức, đơn vị, cá nhân mở tài khoản tại Chi nhánh là 491 tài khoản trong đó hầu như các tài khoản này hoạt động thường xuyên liên tục. Có thể thấy khối lượng và doanh số thanh toán KDTM tăng đáng kể qua các năm, năm 2011 thanh toán đạt 11.459 món, tăng hơn 4.811 món so với năm 2010, doanh số thanh toán đạt 151.211 triệu đồng, tăng hơn 60.026 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thanh toán đạt 15.691 món tăng hơn 4.232 món so với năm 2011, doanh số thanh toán đạt 231.848 triệu tăng hơn 80.637 triệu so với năm 2011. Mặc dù khối lượng công việc hàng ngày phát sinh lớn nhưng công tác thanh toán đều đảm bảo kịp thời, chính xác đúng quy định.

Công tác thanh toán chuyển tiền đã đi vào nề nếp ổn định, thực hiện đúng quy định về thời gian gửi lệnh và nhận lệnh của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, được khách hàng tín nhiệm.

2.2.3.2. Những khó khăn và hạn chế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn luôn quan tâm tới việc đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động kế toán, thanh toán song do trình độ đội ngũ cán bộ kế toán còn nhiều bất cập so với yêu cầu công việc, sở dĩ như vậy là do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường luôn có sự biến động, đặc biệt là cơ chế nghiệp vụ kế toán có nhiều thay đổi. Kiến thức về tin học, ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ kế toán chưa được đào tạo có hệ thống nên phần nào hạn chế công tác thanh toán trong những năm qua.

2.2.4. Nguyên nhân chủ yếu

2.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Do cơ cấu tổ chức bộ máy tập trung thống nhất như vậy sẽ đảm bảo cho việc bố trí hợp lý với khả năng trình độ năng lực của từng cán bộ nhằm khuyến khích mỗi cán bộ phát huy được khả năng của mình phục vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ đó Ban lãnh đạo nắm bắt kịp thời các điểm mạnh điểm yếu trong mọi hoạt động nhiệm vụ của mình mà đặc biệt là công tác thanh toán KDTM, để giúp cho công tác chỉ đạo lãnh đạo thực hiện ngày càng có hiệu quả cao hơn.

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ: NHNo&PTNT Huyện Thanh Sơn luôn chú trọng đến công tác này, số cán bộ đang theo học các lớp đại học tại chức ngày một tăng. Điểm nổi bật là 100% cán bộ kế toán được tập huấn sử dụng máy vi tính, đến nay công tác quản lý và giao dịch được thực hiện toàn bộ trên máy vi tính, đảm bảo nhanh chóng an toàn và chính xác, đội ngũ cán bộ kế toán thực sự trưởng thành vững về nghiệp vụ, đoàn kết gắn bó yêu ngành, yêu nghề và hoàn thành công việc được giao.

- Về cơ sở vật chất: Trụ sở làm việc của NHNo&PTNT Thanh Sơn được xây dựng vững chắc đúng quy định đảm bảo an toàn tài sản cơ quan, các phương tiện được trang bị đầy đủ như máy vi tính, máy đếm tiền, máy soi tiền giả, và các phương tiện đảm bảo an toàn tài sản của cơ quan.

2.2.4.2. Các nhân tố khách quan

Sự thay đổi chính sách của Đảng và nhà nước về việc phát triển kinh tế xã hội đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tổng thể nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lý thu chi tiền mặt, ảnh hưởng đến quá trình chu chuyển tiền tệ. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng việc thanh toán KDTM ngày càng được mở rộng và phát triển.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 3.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh và thanh toán không dùng tiền mặt

3.1.1. Định huớng chung về hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Sơn

Xuất phát từ vai trò to lớn của thanh toán KDTM trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng nông nghiệp luôn quan tâm đến việc sửa đổi, hoàn thiện các hình thức thanh toán KDTM cho phù hợp với tình hình phát triển. Đến nay các hình thức thanh toán KDTM đã được sửa đổi và bổ xung nhiều, ngày càng phù hợp và hoàn thiện hơn, hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng được thay đổi theo hướng 2 cấp cho phù hợp với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng thương mại.

Đối với cơ sở vật chất và trình độ của hệ thống thanh toán hiện nay, chỉ thích ứng với tình hình trước mắt với khối lượng thanh toán chưa cao, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển. Hệ thống thanh toán bằng máy vi tính đã được áp dụng rộng rãi, từng bước được cải thiện trong các khâu thanh toán, tốc độ thanh toán tuy đã nhanh hơn nhiều so với thời gian trước song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, sử dụng vốn đối với các tổ chức kinh tế.

Thực trạng cho thấy trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ lĩnh vực nào thì các đơn vị kinh tế cũng phải lựa chọn hình thức thanh toán cho phù

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT chi nhánh Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ (Trang 43)