Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Thực trạng về bán hàng qua mạng trực tuyền ở Việt Nam (Trang 27)

Sau khi lướt một vòng qua một số trang web bán hàng qua mạng ở Việt Nam, có thể đi đến một số đánh giá về tình hình của bán hàng trực tuyến ở Việt Nam.

Trước hết, các trang web bán hàng trực tuyến đều có đặc điểm chung là danh mục sản phẩm khá rộng tương ứng với nó là việc phục vụ cho đối tượng khách hàng mục tiêu rất rộng. Khách hàng mục tiêu của bán hàng trực tuyến ở Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là giới tri thức và giới trẻ, độ tuổi vào khoảng từ 18 đến 35 có thu nhập tuơng đối khá trở lên hay nói đúng hơn là điều kiện sống khá và điểm chung là khách hàng chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, tiêu biểu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Tuy vậy, tương ứng với tốc độ gia tăng của thu nhập người dân và việc công nghệ ngày càng đơn giản và xã hội hóa thì trong tuơng lai bán hàng trực tuyến có thể phục vụ một đối tượng khách hàng rộng hơn rất nhiều, rất có thể giống như đối tượng khách hàng mục tiêu của các siêu thị bây giờ, đó là tất cả người dân đang sở hữu một đường truyền internet. Tất nhiên khi đó mỗi một trang web sẽ phải phân đoạn thị trường và lựa chọn ra thị trường mục tiêu của riêng mình và tương ứng với nó là phục vụ những loại sản phẩm khác nhau cho đối tượng khách hàng mục tiêu của riêng mình.Ví dụ như các siêu thị trên mạng có thể phân loại thành Siêu thị bán hàng cao cấp, Siêu thị bán hàng trung bình hay siêu thị bán hàng giảm giá hay khuyến mãi ...

Dưới góc độ marketing, các trang web bán hàng đóng vai trò là một trung gian bán lẻ với hình thức phân phối trực tiếp.Do đó sản phẩm được nhận từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Những người bán hàng qua mạng lựa chọn các sản phẩm đưa vào catalogue, định giá dựa vào giá của nhà sản xuất. Do vậy, hoạt động marketing-mix của các trang web bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng chủ yếu tập trung vào 2 việc:

xây dựng catalogue sản phẩm và các hoạt động truyền thông.

Việc xây dựng một catalogue của trang web bán hàng qua mạng xuất phát từ việc lựa chọn khách hàng mục tiêu, sau đó người bán từ cơ sở đó tìm kiếm các sản phẩm phù hợp từ các nhà cung cấp. Việc lựa chọn nhà cung cấp rất quan trọng để có thể có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu. Việc lựa chọn và giữ mối quan hệ ràng buộc với nhà cung cấp cũng quan trọng như giữ chân khách hàng. Một điều cũng rất đáng nói ở đây là cách phân loại danh mục sản phẩm của các trang web chưa theo những chuẩn mực nhất định. Nhìn vào các trang web phía trên, có thể nhận thấy sự sắp xếp catalogue chưa được khoa học gây khó khăn cho người mua. Các siêu thị trực tuyến do tính đa dạng của sản phẩm nên sắp danh mục hàng hóa cũng khó khăn như việc sắp hàng ở quầy hàng của siêu thị bình thường vậy, đòi hỏi người thiết kế phải cân nhắc kĩ lưỡng. Với những trang web bán một số sản phẩm chuyên biệt thì việc sắp xếp có những qui chuẩn theo tính chất của sản phẩm như sách, nội thất nên việc xây dựng catalogue hợp lý hơn.

Các hoạt động truyền thông và xúc tiến hỗn hợp của bán hàng qua mạng ở Việt Nam diễn ra chưa mạnh.Các trang web đều chủ yếu quảng cáo trực tuyến qua một số trang báo điện tư hay một số diễn đàn lớn trên mạng. Có rất ít trang web quảng cáo qua truyền hình, các hoạt động tuyên truyền cũng chỉ dừng lại ở một số ít bài viết PR qua báo in và phần nhiều là báo điện tư. Gần đây, trong 2 năm 2006 và 2007, một sự kiện được Bộ Công Thương phối hợp với hiệp hội Thương mại điên tư Việt Nam tổ chức là đánh giá các trang web thương mại điện tư uy tín ở Việt Nam- TrustVN cũng đã thu hút được sự quan tâm nhiều hơn từ phía công chúng. Các sự kiện thu hút như vậy là không nhiều do vậy các trang web được người tiêu dùng biết đến phần nhiều do truyền miệng và một số nguồn trên mạng. Do tính chất không ổn định của các hoạt động này nên việc xây dựng thương hiệu của các trang web bán hàng trực tuyến ở Việt Nam chưa thực sự tốt, chưa thể tạo ra các thương hiệu thực sự uy tín tới đông đảo người tiêu dùng . Tuy vậy, một điểm mạnh chung của bán hàng trực tuyến là thông tin khuyến mại luôn được cập nhật đầy đủ và hình thức khuyến mại với khách hàng thường xuyên cũng diễn ra mạnh hơn so với bán hàng thông thường. Do vậy, hình thức này kích thích nhu cầu mạnh hơn và có phần đem lại nhiều khách hàng trung thành hơn với những lợi ích đem lại cho khách hàng thường xuyên.Như vậy, điều thực sự cần thiết nhất đối với tất cả các trang web bán hàng ở Việt Nam thời điểm này là bắt tay vào xây dựng một thương hiệu thực sự uy tín, đem lại sự tin tưởng cho người mua, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Tóm lại, có thể đánh giá hiệu quả của bán hàng trực tuyến ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại qua một số khía cạnh sau :

cả về lượng và chất. Ngày càng có nhiều trang web bán hàng ra đời. Và chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ được cam kết và đảm bảo hơn.

Vượt qua những trở ngại về môi trường thanh toán, các trang web bán hàng Việt Nam đã có những bước tiến dài cho việc đa dạng và phong phú hóa hình thức thang toán trên mạng đem lại cho khách hàng những phương thức thanh toán trọn gói và tiện lợi.

Các phương thức giao hàng cũng được thiết kế mở rộng và tiện lợi hơn với sự hướng dẫn, giá dịch vụ rõ ràng và sự cam kết chặt chẽ.

Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế về cần được khắc phục

 Việc thiết kế catalogue sản phẩm chưa được xem xét kĩ khiến cho sắp xếp sản phẩm lộn xộn, gây khó khăn cho khách hàng.

 Việc trình bày của một số trang web còn nhiều điểm bất hợp lý, trang web có quá nhiều quảng cáo, hay nhiều hình ảnh động vừa làm load chậm vừa gây phản cảm cho khách hàng

 Một số trang web chưa có hướng dẫn sư dụng cụ thể đảm bảo các tiêu chí cụ thể và dễ hiểu gây khó khăn cho khách hàng. Một số trang có bộ phân trợ giúp trực tuyến nhưng lại không thường xuyên có mặt để kịp thời để giải đáp thắc mắc cho khách hàng

 Các trang web không thường xuyên được đổi mới về sản phẩm, được cải thiện về hình thức trình bày

 Khả năng lấy ý kiến phản hồi và cá nhân hóa trang web theo nhu cầu sư dụng của khách hàng còn ở tầm hạn chế.

 Chỉ có một số trang web có thể xây dựng được thương hiệu còn các trang web khác chưa xây dựng được một thương hiệu trên thị trương tiêu dùng, chưa đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Rõ ràng với những bước phát triên rất mạnh và nhanh, hình thức trao đổi hàng hóa qua mạng đang được đông đảo mọi người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng muốn để mua bán qua mạng phổ biến hơn nữa ở Việt Nam và xa hơn nữa đưa các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng của Việt Nam đến với thị trường thế giới thì vẫn rất cần một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đồng thời tự các doanh nghiệp phải có một định hướng vững chắc và dài hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng về bán hàng qua mạng trực tuyền ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w