THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng NH&PTNN Hà Nội (Trang 37)

NHNo&PTNT HÀ NỘI.

kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động chiém tỷ trọng lớn nhấy trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Việc mở rộng nguồn vốn huy động cũng đồng nghĩa với việc mở rộng và phát triển họat động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn được nêu ở chương 1 là những chỉ tiêu cơ bản và thường được các NHTM sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động của ngân hàng mình. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng quan tâm tới tất cả các chỉ tiêu trên. Chúng ta sẽ xem xét tình hình tính toán các chỉ tiêu của hội sở thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM STT

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động vốn của NHTM

Tình hình thực hiện 1 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn Đã tính 2 Tổng nguồn vốn huy động qua các năm Đã tính

3 Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền Đã tính

4 Co cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng Đã tính

5 Cơ cấu NVHĐ theo thời gian Đã tính

6 Tốc độ tăng trưởng NVHĐ Đã tính

7 Chi phí trả lãi bình quân gia quyền Đã tính

8 Hệ số biến động của NVHĐ Chưa tính

9 Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và đầu vào

Chưa tính

2.2.1. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạc huy động vốn

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị So sánh 2009/2008 Giá trị So sánh 2010/2009 TLHTKH(%) 109,3 89 105 .

Qua bảng số liệu cho thấy trong 2 năm 2008 và 2010 toàn hệ thống đã hoàn thành công tác huy động vốn vượt mức kế hoạch đã đề ra đầu năm với một con số ấn tượng nhưng năm 2009 lại không hoàn thành kế hoạch.

Năm 2008 theo kế hoạch NHNN Hà Nội phải huy động 14.018 tỷ đồng và đã thực hiện được 15.322 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra 9,3%. Đây là một kết quả bất ngờ đi ngược với dự đoán của giới chuyên môn vì năm 2008 là năm với diễn biến phức tạp và khó lường về kinh tế vĩ mô cũng như là năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong hơn ba mươi năm đổi mới. Do đó, việc ngân hàng không dự đoán được thị trường vốn của mình cũng là điều dễ hiểu, do đó, ta chưa thể đánh giá công tác dự báo của ngân hàng hạn chế được. Mà điều này chứng tỏ ngân hàng đã có chính sách huy động vốn tốt, cán bộ huy động vốn nói riêng và

toàn thể cán bộ của chi nhánh nói chung đã phát huy hết khả năng của mình, cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ cao, chứ không ỷ lại vào việc chỉ tiêu đề ra thấp mà đối phó hoàn thành chỉ tiêu. Thực tế chứng minh, ngân hàng đã bước đầu triển khai thành công hệ thống IPCAS( phát triển dịch vụ ngân hàng) đến tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch để kịp thời chiếm lĩnh thị trường và nâng cao thị phần.

Năm 2009, kế hoạch đề ra tăng 16,13% so với năm 2008 nhưng thực tế lại giảm 5,44% tương đương với hoàn thành kế hoạch là 89%. Có thể lý giải là ngân hàng kì vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế sau cơn khủng hoảng nhưng trên thực tế, nền kinh tế nước ta phục hồi không được như mong đợi. Ngoài ra, năm 2009 là năm vô cùng sôi động của thị trường vàng, chứng khoán và bất động sản, do đó dòng tiền chảy vào ngân hàng cũng giảm đáng kể. Bên cạnh nguyên nhân khách quan trên, cũng phải kể đến nguyên nhân chủ quan là do một số chi nhánh còn chưa quen với áp dụng công nghệ mới, cũng như biện pháp huy động vốn của ngân hàng chưa linh hoạt, nhân viên làm việc chưa tốt.

Năm 2010, nhờ vào việc ngân hàng tổ chức công tác thăm dò, nắm bắt đánh giá những thuận lợi và khó khăn của thị trường, ngân hàng đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch khả thi, hợp lý với nguồn lực. Bên cạnh đó, có những chính sách động viên, khuyến khích cán bộ trong toàn hệ thống với chế độ lương thưởng hấp dẫn và hệ thống IPCAS dần dần phát huy tác dụng, Tất cả những nguyên nhân khách quan trên, cùng sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam, đã giúp ngân hàng hoàn thành vược mức chỉ tiêu 5%.

2.2.2. Quy mô huy động vốn.

Quy mô huy động vốn cho ta cách nhìn tổng qua về công tác huy động của ngân hàng trong thời gian gần đây. Cùng với các chính sách huy động vốn linh hoạt nên quy mô NVHĐ đã có sự tăng trưởng.

Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 15.322 14.488 17.368 (834) (5,44) 2.880 19,88

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh qua các năm).

Năm 2009,, NVHĐ giảm nhẹ 5,44% tương đương 834 tỷ đồng. Đó là do những vẫn đề nội tại của nền kinh tế chưa được giải quyết như nhập siêu vẫn ở mức cao gây áp lực lên cán cân thanh toán, giá bất động sản, giá vàng, giá kim loại, tỷ giá VND/USD biến động thất thường và theo xu hướng tăng mạnh nhất là những tháng cuối năm. Môi trường kinh tế vĩ mô đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như hoạt động của ngân hàng. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Sang đến năm 2010, tổng NVHĐ tăng 2.880 tỷ đồng, tương đương 19,88%.Tổng nguồn vốn thu được từ 17 phòng giao dịch là 4.031 tỷ chiếm xấp xỉ 23% tổng nguồn vốn toàn chi nhánh, trong đó tiền gửi dân cư đạt 2.498 tỷ chiếm xấp xỉ 62% tổng nguồn vốn các PGD, chiếm gần 62% tổng nguồn vốn dân cư toàn chi nhánh. Các PGD có tổng nguồn vốn tăng trưởng cao như PGD Linh Lang tăng 210 %, Bạch Đằng tăng 130%, Tân Mai tăng 81% so với năm 2009.Đạt được kết quả này là do NHNo Hà Nội đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 Phòng giao dịch trực thuộc ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống còn có các sản phẩm mới như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất gia tăng theo số tiền và thời gian, tiết kiệm gửi góp… đặc biệt với phương châm luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng, NHNoHà Nội đã triển khai sản phẩm mới “Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự

điều chỉnh”- đây là sản phẩm có tính linh hoạt cao với nhiều lợi ích. Do triển khai đồng bộ, có hiệu quả các phương tiện thanh toán, các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ cao, sự đổi mới về nhận thức và hành động của toàn thể CBVC, nguồn vốn kinh doanh được ổn định, đặc biệt nguồn huy động từ dân cư.

2.2.3. Cơ cấu huy động vốn.

2.2.3.1. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền.

Theo loại tiền huy động thì nguồn vốn của ngân hàng gồm hai loại( không bao gồm nguồn vàng quy đổi) là nội tệ và ngoại tệ.

Bảng 2.6: Cơ cấu NVHĐ theo loại tièn

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SS

2009/2008 SS 2010/2009 Giá trị

% Giá trị % Giá trị % Giá trị Giá trị % Tổng NVHĐ 15.322 100 14.488 100 17.368 100 (83 4) (5,44) 2.880 119,8 8 Nội tệ 14.233 92,89 12.915 89,14 15.702 90,4 (13 18) (9,26) 22.78 7 21,58 Ngoại tệ 1.089 7,11 1.573 10,86 1.666 9,6 484 44,4 93 5,91

( Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)

NHNo&PTNT Hà Nội luôn coi việc huy động vốn nội tệ là nhiệm vụ số một có tính quyết định đến sự phát triển kinh doanh. Nhìn vào bảng ta có, lượng nội tệ của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trung bình chiếm xấp xỉ 90%. Đó là đặc thù của ngân hàng, khách hàng chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức kinh tế trong nước, không có nhu cầu thanh toán quốc

tế lớn. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng của nội tệ giảm 9,26% là do sự suy giảm trong tổng NVHĐ. Tuy nhiên đến năm 2010, ngân hàng đã có những chính sách huy động nội tệ hợp lý như khuyến mãi dự thưởng, lãi suất cao đã tăng hiệu quả huy động vốn. Kết quả là năm 2010 tỉ lệ này so với 2009 là 21,58%.

Đối với đồng ngoại tệ mặc dù chiếm một tỷ trọng nhỏ tăng trong tổng nguồn vốn nhưng tăng dần qua các năm, nhưng nó là cần thiết để đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và hoạt động của NHNo&PTNT Hà Nội. Ta nhận thấy giá trị ngoại tệ tăng qua các năm, trong đó năm 2009 tăng 44% so với năm 2008, điều này là do cuối năm 2009 kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất tăng lên; các doanh nghiệp nhập khẩu lớn cũng muốn tranh thủ nhập khẩu một số loại hàng hóa giá rẻ (hàng tồn kho, thanh lý...) trên thị trường quốc tế, chờ cơ hội để kiếm lời. Bên cạnh đó cuối năm thường là mùa thanh toán hợp đồng, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp cần một lượng USD lớn để trả cho các đối tác nước ngoài. Do đó, ngân hàng liên tục tăng mức lãi suất huy động USĐ để tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2010, giá vàng biến động mạnh nên người dân chủ yếu đầu tư vào vàng mà bỏ qua đầu tư vào ngoại tệ và tình hình lạm phát tăng cao dẫn đến mức độ gia tăng huy động ngoại tệ năm 2010 so với 2009 là 5,91%.

Ta nhận thấy, qua diễn biến hình hình tiền gửi, người dâncó xu hướng dịch chuyển tiền gửi từ VND sang ngoại tệ. Đây là một thói quen ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế nói chung và hoạt động các ngân hàng nói riêng.

2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng gửi tiền.

Xác định được tầm quan trọng của NVHĐ từ dân cư và các TCKT, NHNN&PTNT Hà Nội đã có những bước phát triền nguồn vốn hoạt động trên thị trường này. Thông qua việc tiếp thị, triển khai các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, xử lý lãi suất, tác phong giao dịch, đa dạng hóa hình thức HĐV,

công tác HĐV qua các thành phần kinh tế đã đạt được nhiều hiệu quả. Bảng 2.7: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giả trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng NVHĐ 15.322 100 14.488 100 17.368 100

Tiền gửi dân cư 5.587 36,46 3.589 24,77 4.043 23,3

Tiền gửi các TCKT 6.064 39,58 4.859 33,54 4.319 24,9 Tiền gửi các TCTD 1.144 7,47 1.257 8,68 1.574 9,01

Tiền gửi kho bạc

2.527 16,49 4.783 33,01 7.432 42,79 ( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, lượng tiền gửi kho bạc ngày càng chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm từ 16,49% năm 2008 lên 42,79% năm 2010.Trong khi đó, tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT ngày càng mất đi ưu thế vốn có. Mỗi đối tượng khách hàng có những đặc điểm riêng, vì vậy để có cái nhìn cụ thể nhất về cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế, ta sẽ phân tích biến động tiền gửi theo từng đối tượng một.

Tiền gửi dân cư:

Nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời người dân chưa có mục đích sử dụng trong hiện tại, thu hút được nguồn tiền này sẽ giúp ngân hàng tăng được nguồn vốn một cách nhanh chóng. Nguồn tiền này chủ yếu được thu hút dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Chính vì vậy chi nhánh sẽ chủ động được nguồn vốn này để đem đầu tư vào tài sản sinh lời. Đây là một nguồn tiền quan trọng giúp chi nhánh phát triển trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên đây là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất. Nắm được tâm lý này của khách hàng thì NHNN&PTNT luôn chủ động, triển khai nhiều hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 Phòng giao dịch trực thuộc ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống còn có các sản phẩm mới như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất gia tăng theo số tiền và thời gian, tiết kiệm gửi góp… đặc biệt với phương châm luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng, NHNoHà Nội đã triển khai sản phẩm mới “Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất tự điều chỉnh”- đây là sản phẩm có tính linh hoạt cao với nhiều lợi ích.Đến 31/12/2010 có 07/17 PGD có nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ cao trên 70% như các PGD : Phương Mai, Khương Trung, Nghĩa Đô, Chợ Hôm, Linh Lang, Đồng Tâm, Minh Khai; Trong đó các PGD có nguồn vốn dân cư tăng trưởng cao như Linh Lang tăng 242%, Bạch Đằng tăng 51%, Giảng Võ tăng 28%, Tân Mai tăng 27% so với năm 2009.

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Tiền gửi dân cư 5.587 3.589 4.043 (1.998) 35,76 454 12,65

_Tiền gửi KKH 3 2 2,5 (1) (33,33) 0,5 25 _ Tiền gửi <12 tháng 3.285 1.973 2.300 (1312) (39,94) 327 16,57 _Tiền gửi > 12 tháng 2.299 1.614 1740,5 (685) (29,8) 126,5 7,84

( Nguồn báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm)

Từ bảng và biểu đồ thị trên ta thấy, trong 3 năm, lượng tiền gửi huy động từ dân cư có xu hướng giảm dần, điều này là do nền kinh tế khó khăn, thu nhập người dân giảm, tích lũy từ kinh tế và dân cư giảm, được cho là những nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến quy mô nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng. Đặc biệt năm 2008, ngân hàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư cao nhất do lãi suất tiền gửi hấp dẫn, là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn so với chứng khoán, vàng, bất động sản.Qua thực tế cho thấy loại tiền gửi ngắn hạn tăng trưởng khá cao, nguyên nhân do biến động lãi suất liên tục, các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng có lãi suất hấp dẫn hơn các kỳ hạn dài do vậy người dân gửi tiền ở kỳ hạn ngắn nhằm sinh lời.

Theo bảng ta thấy trong cơ cấu của lọai tiền gửi dân cư thì lượng huy dộng tiền gửi không kỳ hạn từ dân cư chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn huy động( < 1%). Điều này là do đặc trưng của nguồn gửi từ dân cư là nguồn tiền gửi tương đối ổn định và mục đích chính của người gửi tiền là để nhận lãi suất. Mà nguồn gửi không kỳ hạn lãi suất thấp nhất hầu như không có, và chủ

yếu mục đích là sử dụng các phượng tiện do Ngân hàng cung cấp.

Lượng huy động có kỳ hạn của NHNo&PTNT Hà Nội nhìn chung là tương đối ổn định và tăng trưởng, ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động tiền gửi từ dân cư. Đây là hình thức huy động được người dân rất hưởng ứng và quen sử dụng khi có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai. Vì vậy, NHNo&PTNT Hà Nội không ngừng sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, kết hợp với việc điều chỉnh các cộng cụ huy động tiền gửi như lãi suất, sử dụng chính sách khách hàng một cách hợp lý. Có được nguồn vốn tiết kiệm dài hạn là một lợi thế đối với ngân hàng, nó là nguồn vốn quan trọng nhất để ngân hàng sử dụng cho vay và đầu tư một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Đây là phần tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, được gửi vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và đảm bảo an toàn. Tiền gửi của TCKT chịu ảnh hưởng của chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách của ngân hàng trong từng thời kì. Ngân hàng cần có biện pháp kích thích thu hút các doanh nghiệp, nhất là các khách hàng lâu năm, khách hàng lớn nhằm tăng cường huy động vốn. Bởi vì, đây là lượng tiền gửi có chi phí rẻ và an toàn

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng NH&PTNN Hà Nội (Trang 37)