Nâng cao sản lượng, chất lương cà phê

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh đăk lăk vào thị trường đức và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 84)

Hiện nay lượng cà phê có chất lượng cao chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng cà phê của tỉnh, thêm vào đó, hàng năm lượng cà phê xuất khẩu bị loại thải tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu, có tới 75% cà phê xuất khẩu của ta không đủ chuẩn. Nguyên nhân của chất lượng kém bắt đầ từ khâu nguyên liệu, 90% cơ sở chế biến nhỏ lẻ, manh múm, sản xuất theo nhỏ lẻ theo phương pháp truyền thống, không áp dụng khoa học kĩ thuật. Để khắc phục vấn đề này cần làm một số công việc cụ thể sau:

Doanh nghiệp xuất khẩu, nhà chế biến phối hợp với người trồng cà phê. Doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn, khoa học kĩ thuật cho người trồng cà phê người trồng cà phê bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Như vậy vừa đảm bảo chất lượng cà phê nhân vừa đảm bảo nguồn cung sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

Trong quá trình đầu tư chăm bón: nghiêm ngặt thực hiện việc bón phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ theo tỉ lệ hợp lý, vừa tăng độ phì cho đất, vừa bảo đảm cho vườn cà phê phát triển và sinh trưởng tốt, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh và bảo quản sản phẩm. Có như vậy mới đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vê sinh nghiêm ngặt của các nhà nhập khẩu của Đức.

Cải tiến kĩ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến: Người trồng cà phê tiến hành thu hái cà phê với tỷ lệ quả chín trên 90%, xây dựng hệ thống sân phơi xi-măng, không phơi trên nền sân đất để đảm bảo mùi vị cà phê. Các doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng, mở rộng hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến ( ướt, khô), sàng phân loại, hệ thống bắn màu, máy sấy,… theo công nghệ hiện đại để chế biến cà phê nhân xuất khẩu.

Thay thế diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp, chất lượng kém bằng cách ghép cải tạo vườn cây bằng các dòng vô tính chọn lọc đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR11, TR12. Hoặc tiến hành trồng mới trên diện tích kém hiệu quả đó. Bên cạnh đó, mở rộng diện tích sản xuất cà phê theo chuẩn và quy tắc quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh đăk lăk vào thị trường đức và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w