4.1. Bài tập thực hành 2.1.1: Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương
- Nguồn lực:
+ Trại sản xuất cá giống của doanh nghiệp hay hộ gia đình + Sổ ghi chép, bút, thước kẻ .
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Tìm hiểu về kỹ thuật ương cá + Tìm hiểu về cá giống của cơ sở + Tìm hiểu về nhân lực trong trại. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ
2 Tìm hiểu kỹ thuật ương cá hương, cá giống
Quy trình ương cá hương, cá giống
3 Báo các kết quả Viết báo cáo thu hoạch 4.2. Bài tập thực hành 2.1.2: Xác định thời gian thả giống - Nguồn lực:
+ Phiếu điều tra: 6 phiếu/ 1 nhóm
+ Tài liệu về thời tiết, khí hậu các vùng miền Việt Nam + Vở viết, bút bi: 6 chiếc/ 1 nhóm
+ Máy tính tay
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ; + Thu thập thông tin và số liệu;
+ Tính toán, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị tài liệu về khí hậu
Việt Nam.
6 bộ, thông tin đầy đủ trong 12 tháng của 2 - 3năm.
2 Tổng hợp số liệu theo từng tuần, tháng, năm.
Đầy đủ và chính xác theo từng tháng, năm.
3 Đưa ra kết quả Xác định được mùa vụ nuôi cá 4.3. Bài tập thực hành 2.2.1: Kiểm tra chất lượng cá giống
- Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Vợt vớt cá giống 01 cái
+ Thau nhựa đường kính 40-60cm 01 cái + Cân đồng hồ 2-5kg, độ chính xác 20g 01 cái
+ Kính lúp 01 cái
+ Thước kẻ mm 01 cái
+ Cá chép, trắm cỏ giống
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động + Đo chiều dài
+ Cân khối lượng
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ
2 Kiểm tra hoạt động của cá Ngoại hình của cá giống Trạng thái hoạt động của cá
3 Cân, đo cá Chiều dài cá thể, chiều dài trung bình đàn cá
Khối lượng cá thể, khối lượng trung bình quần đàn cá
4.4. Bài tập thực hành 2.3.1: Đóng bao cá giống
- Mục tiêu: Thực hiện được các bước đóng bao cá giống
- Nguồn lực: cá giống, thau, xô, vợt, bao nilon, dây thun, nước sạch, dụng cụ bơm oxy
- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm:
+ Đếm, cân cá giống + Bơm Oxy vào bao + Đóng bao
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ
2 Đếm cá giống Đủ số lượng theo yêu cầu
Cân chính xác số lượng cá giống 3 Bơm ô xy vào bao Hết khí trong bao
Bơm căng khí ô xy
4 Đóng bao Dùng dây chun buộc bao
4.5. Bài tập thực hành 2.3.2: Vận chuyển cá giống - Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Cá chép, trắm cỏ giống (vận chuyển hở) 1-2 kg + Bao cá giống (vận chuyển kín) 1-5 bao
+ Thùng mốp cách nhiệt 1 thùng
+ Máy sục khí pin 01 máy
+ Nhiệt kế 01 cái
+ Xe tải hoặc xe lạnh
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. Bố trí cho mỗi nhóm học viên thực hành phụ trách vận chuyển cá giống theo hình thức vân chuyển kín hoặc hở với phương tiện vận chuyển là xe tải hoặc xe lạnh.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
Vận chuyển cá giống từ cơ sở sản xuất giống về đến nơi nuôi.
Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình vận chuyển cá giống. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ
2 Vận chuyển cá giống Đúng thời gian, thời điểm Cá bình thường sau vận chuyển 3 Báo cáo kết quả Làm bản báo cáo kết quả
4.6. Bài tập thực hành 2.4.1: Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, Oxy, độ trong
- Nguồn lực: Các bộ test kiểm tra môi trường như test pH, test oxy, nhiệt kế, đĩa đo độ trong, ao hay lồng, bè chuẩn bị thả cá giống
- Cách tổ chức thực hiện: Chia 5-6 học viên/nhóm, mỗi nhóm tiến hành đo các yếu tố môi trường
- Nhiệm vụ của nhóm: Đo độ pH; Đo oxy; Đo độ trong - Thời gian đo các yếu tố là: 4 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo
nguồn lực.
2 Xác định độ pH Đo và đọc chính xác kết quả độ pH nước.
3 Xác định hàm lượng oxy hòa tan Thực hiện đúng các bước và đọc chính xác kết quả hàm lượng oxy hòa tan
4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi trường đo được vào sổ theo dõi (theo mẫu ở dưới).
4.7. Bài thực hành số 2.4.2. Tắm cá giống bằng nước muối - Nguồn lực: cho mỗi nhóm
+ Cá diêu hồng hay rô phi giống 50-100 con
+ Xô hoặc thau 30-40 lít 1-2 cái
+ Dây sục khí 01 dây
+ Vợt vớt cá 01 cái
+ Muối ăn 0,1-0,2kg
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:
+ Pha nước muối 2-3% + Tắm cá bằng nước muối. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo
nguồn lực.
2 Pha nước muối Nước muối 2%
3 Tắm cá bằng nước muối Tắm cá đúng thời gian Cá khỏe sau khi tắm