Mục tiêu:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chọn và thả cá gióng nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 54)

- Kiến thức:

+ Nêu được thời vụ thả cá giống thích hợp;

+ Trình bày được các tiêu chuẩn và đặc điểm chọn cá chép, trắm cỏ giống; + Mô tả được kỹ thuật vận chuyển và thả cá giống.

- Kỹ năng:

+ Xác định được thời vụ thích hợp thả cá giống;

+ Chọn được cá chép, trắm cỏ giống đảm bảo đúng tiêu chuẩn; + Vận chuyển và thả được cá giống đạt tỉ lệ sống trên 95%. - Thái độ:

+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật;

+ Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

III. Nội dung chính c a mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài

dạy

Địa điểm

Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra*

MĐ02-01 Chuẩn bị điều kiện thả giống thuyết Lý Phòng học 4 4 0 MĐ02-02 Chọn cá giống Tích hợp sản xuất Cơ sở 20 4 16 2 MĐ02-03 Vận chuyển cá

giống Tích hợp

Cơ sở

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ2-04 Thả cá giống Tích hợp Cơ sở sản xuất 24 2 20 2

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

Cộng 72 12 52 8

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành

4.1. Bài tập thực hành 2.1.1: Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương

- Nguồn lực:

+ Trại sản xuất cá giống của doanh nghiệp hay hộ gia đình + Sổ ghi chép, bút, thước kẻ .

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Tìm hiểu về kỹ thuật ương cá + Tìm hiểu về cá giống của cơ sở + Tìm hiểu về nhân lực trong trại. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ

2 Tìm hiểu kỹ thuật ương cá hương, cá giống

Quy trình ương cá hương, cá giống

3 Báo các kết quả Viết báo cáo thu hoạch 4.2. Bài tập thực hành 2.1.2: Xác định thời gian thả giống - Nguồn lực:

+ Phiếu điều tra: 6 phiếu/ 1 nhóm

+ Tài liệu về thời tiết, khí hậu các vùng miền Việt Nam + Vở viết, bút bi: 6 chiếc/ 1 nhóm

+ Máy tính tay

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Công tác chuẩn bị nhân lực, dụng cụ; + Thu thập thông tin và số liệu;

+ Tính toán, tổng hợp thông tin và đưa ra kết luận. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị tài liệu về khí hậu

Việt Nam.

6 bộ, thông tin đầy đủ trong 12 tháng của 2 - 3năm.

2 Tổng hợp số liệu theo từng tuần, tháng, năm.

Đầy đủ và chính xác theo từng tháng, năm.

3 Đưa ra kết quả Xác định được mùa vụ nuôi cá 4.3. Bài tập thực hành 2.2.1: Kiểm tra chất lượng cá giống

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Vợt vớt cá giống 01 cái

+ Thau nhựa đường kính 40-60cm 01 cái + Cân đồng hồ 2-5kg, độ chính xác 20g 01 cái

+ Kính lúp 01 cái

+ Thước kẻ mm 01 cái

+ Cá chép, trắm cỏ giống

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động + Đo chiều dài

+ Cân khối lượng

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ

2 Kiểm tra hoạt động của cá Ngoại hình của cá giống Trạng thái hoạt động của cá

3 Cân, đo cá Chiều dài cá thể, chiều dài trung bình đàn cá

Khối lượng cá thể, khối lượng trung bình quần đàn cá

4.4. Bài tập thực hành 2.3.1: Đóng bao cá giống

- Mục tiêu: Thực hiện được các bước đóng bao cá giống

- Nguồn lực: cá giống, thau, xô, vợt, bao nilon, dây thun, nước sạch, dụng cụ bơm oxy

- Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm, mỗi nhóm 5-6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm:

+ Đếm, cân cá giống + Bơm Oxy vào bao + Đóng bao

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ

2 Đếm cá giống Đủ số lượng theo yêu cầu

Cân chính xác số lượng cá giống 3 Bơm ô xy vào bao Hết khí trong bao

Bơm căng khí ô xy

4 Đóng bao Dùng dây chun buộc bao

4.5. Bài tập thực hành 2.3.2: Vận chuyển cá giống - Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Cá chép, trắm cỏ giống (vận chuyển hở) 1-2 kg + Bao cá giống (vận chuyển kín) 1-5 bao

+ Thùng mốp cách nhiệt 1 thùng

+ Máy sục khí pin 01 máy

+ Nhiệt kế 01 cái

+ Xe tải hoặc xe lạnh

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. Bố trí cho mỗi nhóm học viên thực hành phụ trách vận chuyển cá giống theo hình thức vân chuyển kín hoặc hở với phương tiện vận chuyển là xe tải hoặc xe lạnh.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Vận chuyển cá giống từ cơ sở sản xuất giống về đến nơi nuôi.

Các nhóm quan sát, nhận xét lẫn nhau về quá trình vận chuyển cá giống. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị nhân lực, phương tiện Đủ nhân lực, dụng cụ

2 Vận chuyển cá giống Đúng thời gian, thời điểm Cá bình thường sau vận chuyển 3 Báo cáo kết quả Làm bản báo cáo kết quả

4.6. Bài tập thực hành 2.4.1: Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, Oxy, độ trong

- Nguồn lực: Các bộ test kiểm tra môi trường như test pH, test oxy, nhiệt kế, đĩa đo độ trong, ao hay lồng, bè chuẩn bị thả cá giống

- Cách tổ chức thực hiện: Chia 5-6 học viên/nhóm, mỗi nhóm tiến hành đo các yếu tố môi trường

- Nhiệm vụ của nhóm: Đo độ pH; Đo oxy; Đo độ trong - Thời gian đo các yếu tố là: 4 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo

nguồn lực.

2 Xác định độ pH Đo và đọc chính xác kết quả độ pH nước.

3 Xác định hàm lượng oxy hòa tan Thực hiện đúng các bước và đọc chính xác kết quả hàm lượng oxy hòa tan

4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi trường đo được vào sổ theo dõi (theo mẫu ở dưới).

4.7. Bài thực hành số 2.4.2. Tắm cá giống bằng nước muối - Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Cá diêu hồng hay rô phi giống 50-100 con

+ Xô hoặc thau 30-40 lít 1-2 cái

+ Dây sục khí 01 dây

+ Vợt vớt cá 01 cái

+ Muối ăn 0,1-0,2kg

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5- 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

+ Pha nước muối 2-3% + Tắm cá bằng nước muối. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo

nguồn lực.

2 Pha nước muối Nước muối 2%

3 Tắm cá bằng nước muối Tắm cá đúng thời gian Cá khỏe sau khi tắm

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1. Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1-2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:

Nhận xét, đánh giá về kỹ thuật ương và chất lượng sản phẩm cá giống của trại.

Đánh giá báo cáo nhận xét của nhóm

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2. Xác định thời gian thả giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị tài liệu về khí hậu. Mức độ đầy đủ, chính xác của tài liệu Tiêu chí 2: Số liệu tổng hợp Đầy đủ, chính xác

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.3. Đánh giá bài thực hành 2.2.1. Kiểm tra chất lượng cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chọn cá giống

Cá giống được chọn đúng theo các yêu cầu về:

- Ngoại hình

- Trạng thái hoạt động - Chiều dài

- Khối lượng

Quan sát đàn cá giống và đánh giá

Tiêu chí 2: Kiểm tra cá

Cá được kiểm tra theo hướng dẫn

Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.4. Đánh giá bài thực hành 2.3.1. Đóng bao cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Bao cá giống đạt yêu cầu: Đúng tỷ lệ nước/thể tích bao bơm căng Lượng cá giống trong bao

Bao căng

Quan sát bao cá giống và đánh giá

Tiêu chí 2: Đóng bao Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.5. Đánh giá bài thực hành 2.3.2. Vận chuyển cá giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Thay nước, xử lý sự cố Thay nước, xử lý được bao mềm hoặc bị thủng trong quá trình vận chuyển theo hướng dẫn

Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí 2: Cá giống bình thường sau quá trình vận chuyển

Quan sát cá và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.6. Đánh giá bài thực hành 2.4.1. Đo các yếu tố môi trường nước: độ pH, Oxy, độ trong, nhiệt độ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Lấy mẫu nước kiểm tra Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí 2: Thao tác đo pH, đo Oxy, đo

độ trong, đo nhiệt độ

Quan sát học viên thực hiên và đánh giá Tiêu chí 3: Đọc kết quả Ghi nhận kết quả và đánh giá

Tiêu chí 4: Thời gian Tính thời gian hoàn thành Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

5.7. Đánh giá bài thực hành 2.4.2. Tắm cá bằng nước muối

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Tính và pha dung dịch nước muối đúng nồng độ

Quan sát học viên thực hiện và đánh giá

Tiêu chí 2: Tắm cá giống theo hướng dẫn Quan sát học viên thực hiện và đánh giá Tiêu chí đánh giá chung:

Phối hợp hoạt động tốt, hoàn thành đúng thời gian

Quan sát sự phối hợp hoạt động của nhóm khi thực hiện bài tập và thời gian hoàn thành bài tập.

VI. Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000.

2. Lê Văn Thắng- Ngô Chí Phương, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2007.

3. Ngô Trọng Lư- Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nôi, Năm 2003.

4. Trường Đại học thủy sản, Kỹ thuật nuôi cá tăng sản, năm 2003.

5. Trung tâm Khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài thủy sản nước ngọt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2005.

PHỤ LỤC 1

Mẫu hợp đồng mua cá giống

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG

v/v – Mua bán cá giống

- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của hai bên. Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm……, đại diện hai bên gồm có:

BÊN A <Bên bán>

- Do ông: ...

- Địa chỉ: ...

- Điện thoại: ...

CMT số:...Ngày cấp:...,Nơi cấp: ...

BÊN B <Bên mua> - Do ông: ...

- Địa chỉ: ...

- Điện thoại: ...

CMT số:...Ngày cấp:...,Nơi cấp: ...

Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng – Số lượng – Đơn giá Bên A bán cho bên B: - Tên hàng: cá giống trắm cỏ - Do ông: ...

- Địa chỉ: ...

- Điện thoại: ...

- Số lượng - Kích cỡ

- Chất lượng:

ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận

- Địa điểm giao nhận:

- Bốc xếp bên nào bên đó chịu trách nhiệm - Thời gian giao nhận: Từ ngày ...

ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán

Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt

- Bên B đặt cọc trước cho bên A: ... - Bên B thanh toán cho bên A theo từng đợt nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng trước sẽ khấu trừ vào tất toán chuyển nhận cuối cùng.

ĐIỀU 5: Điều khoản chung

Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều kiện khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.

Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chọn và thả cá gióng nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)