C. Ghi nhớ
2. Cải tạo ao nuôi cũ
Quy trình cải tạo
Tu sửa bờ ao Làm cạn nước ao Vét bùn đáy Bón vôi Phơi đáy ao
Sửa chữa lưới bao
Tu sửa cống
Sửa chữa cầu công tác
2.1. Làm cạn nước ao
Nước trong ao được tháo cạn bằng máy bơm hoặc qua cống thoát. Nước ra khỏi ao được đưa vào hệ thống ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Hình 1.3.10. Làm cạn nước ao
2.2. Vét bùn đáy
Bùn đáy là chất thải của cá, thức ăn thừa và phù sa ở đáy ao được tích tụ từ vụ nuôi trước.
Bùn đáy ao chứa nhiều khí độc, mầm bệnh sẽ gây hại cho cá nếu không được đưa khỏi ao.
Bùn đáy được gom bằng trang (cào).
Bùn đáy ao được đưa vào bãi chứa bùn đáy để phân hủy thành
phân bón. Hình 1.3.11. Vét bùn đáy
2.3. Bón vôi
- Mục đích của bón vôi
+ Ổn định phèn ở nền đáy ao. + Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh với động vật nuôi: Vôi trực tiếp diệt các sinh vật có hại như trứng ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh, các loại cỏ thân mềm và một số loài cá dữ.
- Cách sử dụng vôi: (Tham khảo mục 1.4)
2.4. Phơi đáy ao
Phơi đáy ao để đất khô và nứt ra, không khí đi sâu vào đáy ao, tạo sự khoáng hóa đất.
Phơi đáy ao còn để ánh sáng mặt trời diệt mầm bệnh tồn tại trong ao
Thời gian phơi tùy thuộc vào thời tiết, độ bằng phẳng của đáy ao. Thường phơi khoảng 2-3 ngày, cho đến khi đất nứt chân chim
Hình 1.3.13. Phơi ao * Chú ý: Đối với ao có tầng phèn ở gần mặt đất không nên phơi đáy.
2.5. Tu sửa bờ ao
Bờ ao thường bị sạt lở, lún sụp, bị các sinh vật đào hang ẩn nấp hay có lỗ mọi làm rò rỉ nước.
Tu sửa bờ lại nhằm đảm bảo bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và không có địch hại ẩn nấp trong bờ.
Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong năm ít nhất 0,5m.
Hình 1.3.14. Tu sửa bờ
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị dụng cụ như cuốc, xẻng, dao...
- Đào, bắt rắn, chuột và các loài động vật khác làm hang sống ở bờ ao.
- Lấp hang, lấp lỗ mọi ở cả 2 mặt trong và ngoài bờ ao.
Hình 1.3.15. Dọn cỏ bờ ao
- Chặt cây, nhổ cỏ trên bờ để không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật gây hại cho người và cá nuôi.
- Tu bổ, sửa chữa, nâng cao các đoạn bờ bị lún sụp, sạt lở, đảm bảo không bị nước tràn bờ do thủy triều cao trong vụ nuôi mới. Trong trường hợp bờ thấp, không thể nâng cao, có thể bao lưới, sao cho lưới phải cao hơn đỉnh lũ cao nhất trong năm ít nhất 0,5m.
2.1.5. Sửa chữa lưới bao
Các bước tiến hành
- Bước 1: Kiểm tra: Lưới, cọc cắm, dây giềng.
- Bước 2:
+ Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, xẻng, kềm.
+ Dự trù và mua sắm vật tư: Lưới, cọc, dây giềng
Hình 1.3.16. Sửa chữa lưới bao
- Bước 3: Sửa chữa các nơi lưới bị rách, thay thế cọc bị hỏng, cột lại dây giềng, lấp lại chân lưới
2.6. Tu sửa cống
- Bổ sung đất, đầm nén chặt khu vực trước và sau cống.
- Sửa chữa khe phai bị vỡ.
- Sửa chữa, hoặc thay mới ván phai hư hỏng
- Nếu là cống đơn giản, kiểm tra tu sửa lại nắp cống
Hình 1.3.17. Cống ván phai bị rò rỉ nước
2.7. Sửa chữa cầu công tác
Các bước tiến hành
- Bước 1: Kiểm tra các nơi bị hỏng: Ván, gỗ gãy, mục, long đinh.
- Bước 2:
+ Chuẩn bị dụng cụ: Dao, búa, xẻng, kềm. + Dự trù và mua sắm vật tư: Cây, gỗ, ván, đinh.