Hiện nay, nguyên vật liệu mua vào của Công ty hiện nay để phục vụ cho sản xuất là đều đợc khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nên phần trị giá của nguyên vật liệu nhập kho ta không tính vào tiền thuế ở đó nữa.
• Mua bằng tiền mặt:
Hằng ngày, thủ quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt mua nguyên vật liệu và thực hiện việc ghi sổ quỹ hằng ngày, lập báo cáo quỹ chuyển cho phòng kế toán, kèm theo các chứng từ thu chi làm cơ sở để ghi sổ kế toán.
Cuối tháng, kế toán thanh toán ghi các nghiệp vụ chi tiền mặt mua nguyên vật liệu phát sinh trong tháng theo thứ tự thời gian vào NKCT 1 - (ghi Nợ TK 152, ghi Có TK 111) - (mẫu 17). Sau đó đối chiếu với số liệu tổng của TK 111 trên sổ chi tiết vật liệu, rồi lấy tổng số phát sinh Có TK 111, đối ứng với phát sinh Nợ TK 152 để ghi vào sổ cái TK 152.
Theo hoá đơn số 037777 - ngày 4/1 về việc thanh toán tiền bốc bột sắn từ Lĩnh Nam về Công ty bằng tiền mặt, số lợng 85.780 kg, đơn giá 15 đ/kg - tổng giá thanh toán là: 1.283.700đ (phiếu chi ngày 5/1)
Khi đó kế toán sẽ định khoản nh sau: Nợ TK 152 (1521): 1.286.700
Có TK 111: 1.286.700
Và ghi vào sổ chi tiết vật liệu, NKCT1.
• Mua nguyên vật liệu bằng tiền tạm ứng:
Trong Công ty Rợu Hà Nội chia thành 2 đối tợng tạm ứng để mua nguyên vật liệu là: các nhân viên tiếp liệu ở các xí nghiệp và các nhân viên ở phòng kế hoạch vật t.
Với những loại vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế có giá trị nhỏ…
thời gian sử dụng ngắn thì hàng tháng kế toán thanh toán sẽ chi tạm ứng cho các xí nghiệp thành viên, số tiền là 1.000.000đ. Căn cứ yêu cầu sản xuất phát sinh những vật liệu cần dùng thì nhân viên tiếp liệu ở các xí nghiệp sẽ lập tức đi mua để đáp ứng nhu cầu sử dụng còn các nhân viên ở phòng kế hoạch vật t cũng đợc tạm ứng tiền và đi mua vật liệu khi có yêu cầu. Cuối tháng, nhân viên kinh tế ở
các xí nghiệp và nhân viên ở phòng kế hoạch vật t sẽ chuyển bảng kê mua nhập vật t - (mẫu 18) lên cho phòng kế toán. Kế toán thanh toán sẽ lập giấy thanh toán tạm ứng - mẫu 13, sau đó ghi định khoản và phản ánh vào NKCT 10 -(mẫu 19) - ở phần ghi Có TK 141, nợ TK 152 rồi sau đó lấy số liệu ở cột ghi Nợ TK 152 để vào sổ cái TK 152. Còn tại phòng kế hoạch vật t căn cứ hoá đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật t để viết phiếu nhập kho cho vật liệu đó.
• Mua nguyên vật liệu bằng tiền gửi ngân hàng. Hiện nay Công ty mở tài khoản tại 4 địa điểm.
11211 - Ngân hàng nông nghiệp ở chi nhánh Hà Nội 11214 - Ngân hàng nông nghiệp ở chi nhánh Miền Nam 11212 - Ngân hàng ngoại thơng, phần tiền mặt
11221 - Ngân hàng ngoại thơng, phần tiền USD.
Khi xảy ra trờng hợp nh thế này thì hàng ngày thủ quỹ vào sổ thu, chi tiền gửi ngân hàng, kế toán thanh toán vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, và cuối tháng vào NKCT 2 phần ghi Nợ TK 152, rồi sau đó lấy số liệu ở cột ghi Nợ TK 152 để vào sổ cái TK 152.
• Mua nguyên vật liệu cha thanh toán với ngời bán
Khi phát sinh nghiệp vụ này thì kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho ghi bút toán.
Nợ TK 152 - trị giá vật liệu nhập kho Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào (nếu có_ Có TK 331 - tổng giá thanh toán
Sau khi định khoản thì kế toán vật liệu không mở sổ chi tiết vật liệu để vào sổ, đồng thời kế toán thanh toán cũng không mở sổ chi tiết thanh toán với ngời bán mà khi này thì kế toán vật liệu lại vào sổ đối chiếu luân chuyển, và kế toán thanh toán lại vào NKCT 5 - (mẫu 20) - ghi Có TK 331 và ghi Nợ các TK khác.
Thông thờng Công ty có mối quan hệ mua bán thờng xuyên với các khách hàng quen thuộc, nên đồng thời với việc mua vật liệu làm thủ tục nhập kho thì Công ty cũng tiến hành thanh toán tiền hàng lần trớc cho bên bán. Khi đó căn cứ
vào phiếu chi, giấy báo nợ kế toán ghi bút toán. Nợ TK 331 - chi tiết cho từng ngời bán
Có TK 111, 112.
Cuối tháng nghiệp vụ này cũng đợc phản ánh vào NKCT 5 ở phần ghi Nợ TK 331, ghi Có các TK khác. Sau đó kế toán xác định số phát sinh bên Có TK 331, đối ứng với bên Nợ TK 152 để vào sổ cái TK 152.