5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
*Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu phục vụ cho máy móc thi công, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung). Giá trị vật liệu được hạch toán vào khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công trình.
Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế. Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến
nhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì kế toán phải phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp như theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện...
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phát sinh từ nhiều nguồn như xuất kho dùng cho thi công, mua về chuyển thẳng tới công trường mà không qua khâu nhập kho.
Khi xuất kho nguyên vật liệu, thiết bị dùng cho thi công lắp đặt công trình, hạng mục công trình, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho lập , hạch toán: ghi Nợ cho TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi Có cho TK 152 – Nguyên vật liệu trực tiếp theo giá xuất kho. Trong trường hợp mua về chuyển thẳng tới công trường dùng ngay, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT và biên bản giao nhận, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ và ghi Có cho TK 111- Tiền mặt nếu như thanh toán ngay bằng tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng nếu như thanh toán bằng sec, hoặc TK 331 – Phải trả người bán nếu như nhận nợ với nhà cung cấp,...trường hợp nguyên vật liệu thừa nhập kho hoặc hỏng hóc nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho do cán bộ kho lập, hạch toán: ghi Nợ cho TK 152 – Nguyên vật liệu, ghi Có cho TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo giá trị nhập kho.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Phụ lục 1.2) *Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường). Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của công nhân xây lắp mà chúng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Hàng ngày, tổ trưởng hoặc quản lý các đội thi công sẽ tiến hành chấm công và cuối tháng tổng hợp và chuyển về phòng kế toán, tại đây, kế toán tiến hành tổng hợp và tính lương phải trả cho công nhân trong tháng. Đồng thời, căn cứ vào bảng chấm công và bảng tổng hợp và thanh toán lương, hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán: ghi Nợ cho TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp, chi Có cho TK 334 – Phải trả người lao động.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Phụ lục 1.3) *Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Máy thi công (hay còn gọi là máy xây dựng) là các loại máy phục vụ cho việc thi công công trình như máy xúc, máy ủi, máy khoan, máy trộn vữa,...Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí phát sinh đến việc sử dụng các loại máy thi công như chi phí nguyên nhiên liệu, nhân công điều khiển, công cụ dụng cụ hoặc thuê ngoài.
Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy xây dựng, như xăng dầu, trường hợp xuất kho dùng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công, ghi Có cho TK 152 – Nguyên vật liệu hoặc TK 153 – Công cụ dụng cụ theo trị giá xuất kho. Trường hợp mua về dùng ngay, không qua nhập kho, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu chi và các chứng từ liên quan khác, hạch toán: ghi Nợ cho Tk 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công theo giá trị ghi trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ theo giá trị ghi trên hóa đơn GTGT và ghi Có cho các tài khoản thanh toán như TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, hoặc nếu chưa thanh toán cho nhà cũng cấp thì ghi Có cho TK 331 – Phải trả người bán theo tổng giá thanh toán.
Khi phát sinh các chi phí liên quan đến nhân công điều khiển máy, kế toán căn cứ vào bảng chấm công và các chứng từ có liên quan, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công, ghi Có cho TK 334 – Phải trả người lao động.
Khi trích chi phí khấu hao máy thi công, kế toán căn cứ vào bảng trích và phân bổ khấu hao, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy xây thi công, ghi Có cho TK 214 – Hao mòn tài sản cố định theo giá trị phân bổ.
Các chi phí khác phát sinh như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phí bằng tiền khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, hạch toán tương tự như trường hợp mua nguyên vật liệu về dùng ngày không qua kho. Ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công, ghi Nợ cho Tk 1331 – thuế GTGT nếu có, và ghi Có cho các TK liên quan.
Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT do nhà cung cấp lập, phiếu chi, giấy báo nợ và hợp đồng thuê máy (nếu có) hạch toán: ghi Nợ cho TK 1543 – Chi phí sử dụng máy thi công theo giá ghi trên hóa đơn không bao gồm thuế, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ theo giá trị trên hóa đơn và ghi Có cho TK 331 – Phải trả người bán theo tổng giá thanh toán nếu chưa thanh toán, hoặc Tk 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nếu như thanh toán ngay.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (Phụ lục 1.4) *Hạch toán chi phí chung.
Chi phí chung là các chi phí phát sinh phục vụ cho những hoạt động chung của cả công trường. Chi phí chung phát sinh có thể là chi phí nguyên vật liệu dùng chung, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân viên quản lý, các chi phí bằng tiền, các chi phí dịch vụ thuê ngoài khác và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý các tổ đội thi công, các công trình, hạng mục công trình. Khi phát sinh các loại chi phí, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, tiến hành hạch toán.
Với chi phí nhân viên quản lý công trường, hàng tháng định kì, căn cứ vào bảng chấm công và bảng tính lương, kế toán hạch toán : ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi Có cho TK 334 – Phải trả người lao động.
Khi phát sinh các chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hoặc hóa đơn GTGT nếu mua về dùng ngay, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi Nợ cho TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có), và ghi Có cho các tài khoản liên quan như TK 152 – Nguyên vật liệu, TK 153 – Công cụ dụng cụ, TK 111- Tiền mặt, TK 331 – Phải trả người bán.
Khi trích chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán căn cứ vào bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi Có cho TK 214 – Hao mòn tài sản cố định theo giá trị phân bổ.
Các chi phí khác phát sinh như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phải trả, chi phí bằng tiền khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí chung, ghi Nợ cho TK 1331 – thuế GTGT nếu có, và ghi Có cho các TK liên quan.
Khi trích bảo hiểm của công nhân trực tiếp thi công và cán bộ quản lý công trường, kế toán căn cứ vào các chứng từ như bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, hạch toán: ghi Nợ cho TK 1544 – Chi phí cung, ghi Có cho TK 3383 – Bảo hiểm xã hội, TK 3384 – Bảo hiểm y tế, TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp.
Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí chung (Phụ lục 1.5) 1.2.2.4. Sổ kế toán áp dụng.
Tuỳ hình thức sổ vận dụng ở doanh nghiệp mà việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên các sổ sách khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm riêng, có những điều kiện áp dụng cụ thể về năng lực và trình độ tổ chức
quản lý. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm hạch toán kinh doanh để lựa chọn một hình thức phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức sổ sau:
− Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung − Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ − Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Sổ cái − Hình thức kế toán trên máy vi tính
1.2.4.4.1. Theo hình thức kế toán Nhật kí chung
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái các tài khoản 1541, 1542, 1543, 1544, 152,…;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết các Tài khoản 1541, 1542, 1543, 1544.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (Phụ lục 1.6)
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
1.2.4.4.2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
− Nhật ký - Sổ Cái;
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục 1.7)
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
(3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền "Phát sinh" ở phần Nhật Ký =
Tổng số tiền phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản =
Tổng số tiền phát sinh Có của các tài khoản
(4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
1.2.4.4.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế