P: Mức độ ý nghĩa về sự khác biệt của mật số vi khuẩn trong nước theo thời gian ngâm ủ.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
- Trong môi trường phân hủy lá đước, vi khuẩn hiếu khí có mật số cao hơn vi khuẩn kỵ khí. Đa số vi khuẩn có xu hướng bám trên lá phân hủy nhiều hơn sống tự do trong nước. Các mức độđạm trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến sự khác biệt về mật số
vi khuẩn trong môi trường ngâm ủ lá đước nhưng các nồng độ muối và lượng lá ngâm
ủ khác nhau thì vi khuẩn có mật số khác nhau. Vi khuẩn dị dưỡng tham gia phân hủy lá đước trên lá và trong nước ở độ mặn 5‰ có mật số cao hơn ở độ mặn 25‰. Khối lượng lá đước ngâm ủ càng nhiều thì vi khuẩn dị dưỡng trong nước ngâm ủ có mật số
càng cao kể cả khi môi trường ngâm ủ không được bổ sung thêm đạm.
- Trong môi trường phân hủy lá đước có sự hiện diện của quần thể vi khuẩn phong phú về số lượng, đa dạng về khả năng trao đổi chất trên cả lá đước phân hủy và trong môi trường nước ngâm ủ. Vi khuẩn phân hủy tinh bột chiếm tỷ lệ đa số (98,6%), vi khuẩn tham gia quá trình nitrat hóa có tỷ lệ 76,5%, vi khuẩn có khả năng phân hủy cellulose chiếm tỷ lệ thấp (9,6%).
- Đa số các vi khuẩn trong môi trường phân hủy lá đước là các vi khuẩn hình que (85%), có khả năng chuyển động (75%), thuộc Gram âm (93%), khả năng tạo bào tử
thấp (2,7%) và có nhiều kích thước khác nhau.
- Có sự tương quan giữa mật số vi khuẩn trên lá đước phân hủy với hàm lượng tổng
đạm trong môi trường ngâm ủ (r = -0,5; N = 324; p<0,01) nhưng không có sự tương quan giữa mật số vi khuẩn và hàm lượng tổng lân trong nước ngâm ủ.
4.2 KIẾN NGHỊ
- Khảo sát mật số vi khuẩn dị dưỡng trong môi trường phân hủy lá đước ở thời gian lâu hơn để tìm hiểu sự biến động của quần thể vi khuẩn trong toàn bộ quá trình phân hủy lâu dài của lá đước.
- Cần tiến hành thêm các thí nghiệm để xác định cụ thể thành phần chủng loại các loại vi khuẩn có trong môi trường phân hủy lá đước.