Tổng lân – TP (mg/L)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ đạm, độ mặn và lượng lá ngâm ủ đến mật độ vi khuẩn dị dưỡng phân hủy lá đước trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 66 - 67)

P: Mức độ ý nghĩa về sự khác biệt của mật số vi khuẩn trong nước theo thời gian ngâm ủ.

3.4.2Tổng lân – TP (mg/L)

Hàm lượng TP trong nước biển khá ổn định theo thời gian, dao động từ 0,1-0,2 mg/L (Bảng 43). Theo Nguyễn Thị Trang (2002), lá đước phân hủy phóng thích đạm và lân vào môi trường ngâm ủ. Chúng tôi tìm thấy nồng độ TP trong nước ngâm ủ lá đước tăng lên sau 1 tuần khi được bổ sung lá. Lượng lá ngâm ủ nhiều thì TP trong nước ngâm ủ có giá trị cao và lượng TP do lá phóng thích vào nước giảm theo thời gian phân hủy của lá.

Đạm bổ sung vào các nghiệm thức không những làm tăng hàm lượng TN trong nước mà còn làm tăng hàm lượng TP. Tổng lân trong nước cao ở nghiệm thức bổ sung nhiều hàm lượng đạm. Tuy nhiên hàm lượng TN có từđạm bổ sung thì giảm theo thời gian còn hàm lượng lân tổng có từ nguồn đạm bổ sung theo thời gian thì khác biệt không có ý nghĩa (Bảng 43).

Ở nghiệm thức có bổ sung đạm và có lá thì hàm lượng TP có xu hướng giảm theo thời gian ngâm ủ lá (kết quả từ bảng 43). Như vậy lá đước ngâm ủ không chỉ phóng thích lân vào môi trường nước trong thời gian đầu ngâm ủ mà cũng có tác dụng làm giảm 1 lượng lân trong nước có từ thức ăn CP. Hình 7 cho thấy mật số vi khuẩn dị dưỡng trong nước ở nghiệm thức có lá đước phân hủy cao hơn ở nghiệm thức không có ngâm lá. Trong quá trình phát triển, vi khuẩn hấp thu lân hòa tan trong nước tổng hợp thành sinh khối vi khuẩn, các hạt hữu cơ, xác thực vật phân hủy có vi khuẩn bám vào trở

thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các sinh vật tiêu thụ sống trong môi trường phân hủy lá cây ngập mặn cũng như trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có cả

các loài tôm cá có giá trị kinh tế cao (Bano et al.,1997).

Bảng 43: Biến động trung bình hàm lượng TP (mg/L) ở các nghiệm thức theo thời gian ngâm ủ lá đước

Nghiệm thức Thời gian thí nghiệm (ngày) Nồng độ đạm (ppm) Khối lượng lá (g/L) 0 7 14 21 28 35 42 49 56 0 0 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0 10 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1 0 30 0,2 0,6 0,7 0,5 0,6 0,6 0,4 0,3 0,2 5 0 0,6 0,6 0,6 0,7 0,6 0,6 0,6 0,6 0,6 10 0 1,2 1,0 1,1 1,1 1,1 1,2 1,1 1,1 1,1 5 10 0,6 0,6 0,7 0,6 0,6 0,6 0,5 0,4 0,4 5 30 0,6 1,2 1,0 0,9 1,1 1,0 0,7 0,6 0,5 10 10 1,2 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 0,9 0,8 0,7 10 30 1,2 1,4 1,3 1,3 1,5 1,2 1,1 1,0 1,0

Kết quả từ Bảng 43 cho thấy khối lượng lá đước ngâm ủ nhiều thì hàm lượng lân từ lá phóng thích vào nước có giá trị cao. Khi không có bổ sung đạm, nghiệm thức với lượng lá ngâm ủ 30g/L có trung bình hàm lượng lân trong nước cao hơn 2,3 lần so với hàm lượng lân trong nước ở nghiệm thức có lượng lá ngâm ủ 10g/L, vì vậy khối lượng lá ngâm ủ và khả năng giảm lân trong nước tỷ lệ nghịch với nhau. So sánh giữa thời gian ngày đầu và ngày cuối của quá trình thí nghiệm đối với các nghiệm thức có bổ

sung đạm và có ngâm lá, hàm lượng TP giảm ở nghiệm thức có khối lượng lá ngâm ủ

10g/L là 37,7%, trong khi TP giảm ở nghiệm thức có khối lượng lá ngâm ủ 30g/L là 14,3%.

Mặc dù theo thời gian lá đước phân hủy, hàm lượng TP trong nước ngâm ủ có xu hướng giảm và vi khuẩn dị dưỡng có xu hướng tăng mật số nhưng kết quả chúng tôi không tìm thấy sự tương quan giữa hàm lượng TP trong nước ngâm ủ và mật số vi khuẩn dị dưỡng trong môi trường phân hủy lá đước.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nồng độ đạm, độ mặn và lượng lá ngâm ủ đến mật độ vi khuẩn dị dưỡng phân hủy lá đước trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 66 - 67)