II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC 1 Khái niệm chung về ý thức
3. Các cấp độ ý thức:
- Cấp độ ý thức, tự ý thức
- Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể.
3.1 Cấp độ chưa ý thức:
Trong cuộc sống ta thường gặp những hiện tượng tâm lý diễn ra mà cá nhân chưa nhận thức được. Hiện tượng tâm lý không ý thức được, chưa nhận thức được trong tâm lý học gọi là vô thức.
Vô thức có đặc điểm sau:
Cá nhân không nhận thức được hiện tượng tâm lý, các hành vi, cảm nghĩ của mình, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu. Vì vậy vô thức không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ đích. Sự xuất hiện hành vi vô thức thừng đột ngột, bất ngờ nảy sinh trong thời gian ngắn .
Vô thức thường gồm các hiện tượng tâm lý khác nhau - Vô thức ở tầng bản năng
- Các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng ý thức - Tâm thế
- Có những hiện tượng tâm lý vốn là có ý thức, nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần chuyển thành dưới ý thức đó là tiềm thức. Tiềm thức chỉ đạo tư duy, hành động tới mức không cần ý thức tham gia.
3.2 Cấp độ tự ý thức:
Ở cấp độ tự ý thức con người nhận thức, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước hành vi của minh, làm cho hành vi trở nên có ý thức.Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Tự ý thức bắt đầu hình thành ở tuổi lên 3. Tự ý thức biểu hiện ở các mặt sau:
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình
- Có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét, tự đánh giá
- Tư điều khiển tự điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích tự giác - Cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hòan thiện mình..
3.3 cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
Ở cấp độ này con người họat động không theo nhu cầu, hứngf thú quan điểm, của ác nhân mà còn hoạt động theo ý thừc mình là đại diện cho cộng đồng vì lợi ích, danh dự của nhóm người.
4.. Chú ý – điều kiện hoạt động có ý thức. 4.1 Chú ý là gì ?
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào nột hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
4.2 Các loại chú ý :
a) .Chú ý không chủ định
Là lọai chú ý không có mục đích đặt ra từ trước không cần sự nổ lực của bản thân, xẩy ra chủ yếu do những tác động bên ngòai gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của kích thích bên ngòai, cụ thể:
- Độ mới lạ của kích thích - Cường độ kích thích
- Sư trái ngược vật kích thích với bối cảnh - Độ hấp dẫn ưa thích
a) Chú ý có chủ định b) Chú ý sau chủ định