Sự hình hành ý thức của con người (về phương diện loài người)

Một phần của tài liệu giáo án tâm lí học đại cương (Trang 36)

II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC 1 Khái niệm chung về ý thức

2.1Sự hình hành ý thức của con người (về phương diện loài người)

Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thới vơí là ngôn ngữ đó là hai động lực chủ yếu để biến bộ óc con vượn thành bộ não người. Đây cũng là hai yếu tố tạo nên sự hình thành ý thức của con người

- Điều khác biệt giữa con người và con vật là con người trước khi lao động làm ra sản phẩm nào đó con người phải hình dung ra sản phẩm của mình, con người ý thức mà cái mình sẽ làm ra.

- Trong lao động con người phải chế tạo ra và sử dung các công cụ lao động , tiến hành các thao tác lao động, tác động vào đôí tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.

- Kết thúc lao động con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đạ hình dung ra trước để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.

+ Vai trò cuả ngôn ngữ và giao tiếp đối vơí sự hình thành ý thức

Trong lao động các thành viên cần trao đổi với nhau, nói với nhau ý nghĩ của mình. Nhu cầu đólàm nẩy sinh ra ngôn ngữ

Hoạt động ngôn ngữ giúp con người ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác lao động để cùng làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích đối chiếu đánh giá sản phẩm mình làm ra

Nhờ có ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp mà con người ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác (biết mình, biết người) trong lao động chung.

Một phần của tài liệu giáo án tâm lí học đại cương (Trang 36)