Các biện pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác kế toán tại công ty TNHH TM Tổng Hợp và Dịch Vụ Thành Phát (Trang 85)

- Về phương thức thanh toán công ty chấp nhận cho khách hàng có thể trả ngay

PHẦN III: Đánh giá và một số ý kiến hoàn thiện về công tác kế toán tại công ty TNHH TM Tổng Hợp Và Dịch Vụ Thành Phát

3.2.2 Các biện pháp hoàn thiện

Giải pháp 1: Kế toán lập chiết khấu thanh toán

Công ty nên có chính sách khuyến khích khách hàng để tăng doanh thu bán hàng nhằm tăng lợi nhuận. Việc thực hiện chiết khấu thanh toán là một trong những chính sách mà công ty cần áp dụng vì nó khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn không gây cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn

 TK sử dụng: TK 635 Kết cấu

TK 635 – Chi phí tài chính

- Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ - Các khoản giảm chi phí tài chính - Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

TK 635 không có số dư

 Phương pháp hạch toán:

- Khi khách hàng thanh toán được hưởng chiết khấu thanh toán: Nợ TK 635

Có TK 111, 112, 131

Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911

Có TK 635

Giải pháp 2:Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Công ty cần phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng tiêu thụ trong kỳ nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.

Cách phân bổ

 Phương pháp hạch toán

Cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng bán trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ

Nợ TK 911 – Chi phí bán hàng và QLDN phân bổ cho hàng bán trong kỳ Nợ TK 142 – Chi phí bán hàng và QLDN phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ Có TK 641 - Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

Có TK 642 – Chi phí QLDN phát sinh trong kỳ

Việc hạch toán như vậy sẽ đảm bảo cho lợi nhụân của doanh nghiệp được xác định một cách chính xác.

Giải pháp 3: Kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi

Trong hoạt động kinh doanh của công ty TM & DV Tân Hoàng Long có những khoản phải thu người nợ khó hoặc có tình hình tài chính kém không có khả năng trả nợ. Công ty cần tiến hành theo dõi riêng để trích lập dự phòng các khoản phải

= + - Chi phí bán hàng,QLD N phân bổ cho hàng còn lại cuối = Tổng tiêu thức cần phân bổ hàng còn lại cuối kỳ

Tổng tiêu thức của hàng đã tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại cuối

kỳ chưa tiêu thụ x Tổng chi phí bán hàng, QLDN cần phân Chi phí bán hàng, QLDN phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ Chi phí bán hàng, QLDN phân bổ cho hàng còn lại đầu kỳ Chi phí bán hàng, QLDN thực tế phát sinh trong kỳ Chi phí bán hàng, QLDN phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ

thu khó đòi đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra hạn chế những đột biền về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng phải thu khó đòi và việc xử lý xóa nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính quy định doanh nghiệp.

 Tài khoản sử dụng :TK 139 TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi - Các khoản thu khó đòi đã xử lý. - Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Dư có: Số dự phòng phải thu khó đòi

còn lại cuối kỳ

 Phương pháp hạch toán

- Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được( nợ phải thu khó đòi ) kế toán tính toán và xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần được trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

- Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Các khoản nợ khó đòi được xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ ( Việc xoá nợ phải theo đúng chế độ tài chính hiện hành). Căn cứ vào quyết định xoá nợ về khoản nợ phải thu khó đòi ghi:

Nợ TK 642 – Nếu chưa lập dự phòng Có TK 131, 138

đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý

- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ nếu sau đó thu hồi được kế toan ghi:

Nợ TK 111,112 Có TK 711

Giải pháp 4: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hiện nay, trên thị trường luôn có sự biến động mạnh mẽ về giá cả của hàng hoá. Sự biến động này tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty .

Tác động về tài chính: Dự phòng giảm phần vốn lưu động thực sự nằm trong luân chuyển, dự phòng quá lớn không cần thiết sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Dự phòng quá nhỏ so với yêu cầu sẽ không bù đắp thâm hụt thâm hụt do giảm giá , dẫn đến tình trạng mất cân bằng vốn lưu động, ảnh hưởng tới kinh doanh của công ty. Do đó nên mở TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ được lập vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng quy định của cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Việc lập dự phòng phải tính cho từng hàng hoá tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá hàng thường xuyên, có thể xảy ra trong niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá trị tồn kho xác định giảm giá hàng tồn kho cho niên độ kế toán tiếp theo.

 Nguyên tắc xác định:

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiẹn được hàng tồn kho nhưng nhỏ hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Số dự phòng cần Số lượng hàng Đơn giá Đơn giá ước trích lập = tồn kho ngày * gốc hàng - tính cụ thể cho năm N +1 31/12/N tồn kho bán ra

 Tài khoản sử dụng: TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Kết cấu:

TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 Phương pháp kế toán:

Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng từ chắc chắn về giá trị thực tế của hàng tồn kho thấp hơn giá trị có thể bán được trên thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành:

Nợ TK 632

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

- Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, kế toán ghi:

Nợ TK 632

Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn kế toán ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Hoàn nhập dự phòng giảm gía hàng

tồn kho

- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Số dư: Dự phòng giảm gí hàng tồn kho

Có TK 632

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác kế toán tại công ty TNHH TM Tổng Hợp và Dịch Vụ Thành Phát (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w